Bộ Công Thương công bố mức thuế chống bán phá áp dụng với thép hình chữ H từ Trung Quốc
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ CÔng Thương) cho biết ngày 20/10, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2716/QĐ-BCT về kết quả rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép hình chữ H gồm các mã HS: 7216.33.11, 7216.33.19, 7216.33.90, 7228.70.10, 7228.70.90 nhập khẩu từ Trung Quốc.
Theo đó, mức thuế chống bán phá giá áp dụng đối với các sản phẩm bị điều tra từ Trung Quốc, cụ thể như sau:
TT | Tên nhà sản xuất | Tên các nhà xuất khẩu | Mức thuế chống bán phá giá (áp dụng từ 25/10/2020 đến 5/9/2022) |
---|---|---|---|
1 | 1. Heibei Jinxi Iron and Steel Group Co., Ltd. 2. Hebei Jinxi Section Steel Co., Ltd. | 1. Cheongfuli (Hongkong) Company Limited 2. Cheongfuli (Xiamen) Co. Ltd. 3. China-Base Ningbo Foreign Trade Co., Ltd. 4. Hangzhou CIEC International Co., Ltd. 5. Hangzhou CIEC Group Co., Ltd. 6. Hangzhou Cogeneration (Hong Kong) Company Limited 7. Rich Fortune Int’l Industrial Limited 8. China Oriental Singapore Pte Ltd. 9. China Oriental Group Company Limited | 22,09% |
2 | 1. Rizhao Steel Holding Group Co., Ltd. 2. Rizhao Medium Section Mill Co., Ltd. |
| 19,3% |
3 | Các công ty sản xuất, xuất khẩu khác của Trung Quốc | 29,17% |
Trước đó, ngày 21/8/2017, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 3283/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm thép hình H có mã HS 7216.33.00, 7228.70.10 và 7228.70.90 xuất xứ từ Trung Quốc.
Ngày 12/11/2018, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 4243/QĐ-BCT về việc giữ nguyên việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số mặt hàng thép hình chữ H có xuất xứ từ Trung Quốc.
Căn cứ khoản 1 Điều 58 Nghị định 10/2018/NĐ-CP ngày 15/1/2018 của Chính phủ qui định chi tiết một số điều của Luật Quản lí ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại, ngày 13/9/2019, Bộ Công Thương đã thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ và Cục Phòng vệ thương mại về việc chính thức tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát theo đề nghị của bên liên quan.
Phạm vi rà soát gồm phạm vi hàng hóa thuộc đối tượng áp dụng biện pháp chống bán phá giá, biên độ bán phá giá đang áp dụng đối với một hoặc một số doanh nghiệp nước ngoài cụ thể và thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.