Bình ổn giá thịt lợn: cần rút ngắn khâu trung gian trong khâu cung ứng
Giá thịt lợn liên tục tăng cao trong thời gian qua ảnh hưởng không nhỏ đến chỉ số giá tiêu dùng. Trao đổi bên hành lang Quốc hội sáng 23/5, nhiều đại biểu đánh giá cao việc chỉ đạo của Chính phủ trong điều hành bình ổn giá thịt lợn cũng như nỗ lực của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) với các giải pháp tăng đàn, tái đàn lợn hướng tới cân đối cung cầu mặt hàng này trên thị trường.
Theo đại biểu Đỗ Văn Sinh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, giá thịt lợn chịu sự điều tiết của thị trường với quy luật cung - cầu, chính vì vậy để điều tiết phải có giải pháp về kinh tế.
“Chúng ta đã chấp nhận cơ chế thị trường quan hệ cung cầu trừ khi điều tra phát hiện có sự thao túng, có sự độc quyền và việc này Chính phủ đang chỉ đạo rồi. Tôi cho rằng, trong thời gian qua Bộ Nông nghiệp triển khai rất quyết liệt trước tình hình như vậy, có những dự báo đó thì khi trình Chính phủ là thiếu nguồn cung để tìm ra giải pháp.
Trước mắt là phải nhập khẩu thịt lợn để cân bằng nhu cầu trong nước. Về giải pháp lâu dài, trong thời gian qua đã chỉ đạo rất quyết liệt về vấn đề tái đàn, đặc biệt là công nghệ sinh học nhân giống, thậm chí giống của chúng ta chưa làm được thì yêu cầu nhập khẩu giống trong một thời gian tới. Có như vậy mới có thể tái đàn nhanh và cung cấp cho thị trường”, ông Đỗ Văn Sinh nói.
Đồng tình với quan điểm giá cả do quy luật điều tiết của thị trường nhưng đại biểu Nghiêm Vũ Khải, đoàn Hải Phòng cho rằng, giá thịt lợn tăng cao do khâu trung gian nhiều nơi, nhiều chỗ chưa minh bạch, do đạo đức kinh doanh và trục lợi của thương lái, vì vậy các biện pháp quản lý thị trường cần phải đẩy mạnh làm sao để tránh tình trạng “thổi giá”, “bơm giá” thịt lợn để trục lợi.
“Xét về mặt nguồn cung thì ngành chăn nuôi và chính quyền địa phương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tạo điều kiện để tăng đàn về con. Vấn đề là thực phẩm, thức ăn làm sao để giá thành tăng đàn và giá thành thịt lợn hơi giảm đi thì giá thịt lợn ngoài chợ cũng sẽ giảm xuống.
Các biện pháp quản lý thị trường cần có sự kết hợp của Bộ Công Thương, sở Công Thương và chính quyền địa phương”, ông Nghiêm Vũ Khải cho hay.
Còn đại biểu Nguyễn Lệ Thủy, Ủy viên Thường trực Ủy ban khoa học công nghệ môi trường của Quốc hội nêu ý kiến, công việc của các cơ quan trong thời gian tới là phải làm sao rút ngắn được các khâu trung gian, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.
“Chuỗi cung ứng phải theo quy luật. Nếu nói là doanh nghiệp đi thẳng đến người dân thì rất khó. Mạng lưới phân phối là bắt buộc trong kinh doanh, một loại sản phẩm nào nó cũng phải cần có một mạng lưới phân phối và cũng phải qua khâu trung gian. \Vấn đề là cần làm cách nào để giám sát được, các khâu trung gian đó càng ngắn đi thì lợi ích cho người dân sẽ càng nhiều”, đại biểu Nguyễn Lệ Thủy chia sẻ.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/