|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Bình Định: Chủ công ty mía đường bỏ trốn…hơn 300 trăm công nhân chưa được nhận lương

16:14 | 01/06/2019
Chia sẻ
Với chính sách miễn thuế cho 33 mặt hàng thủy sản Việt nhập khẩu vào Trung Quốc, những đại gia xuất khẩu cá tra phấn khởi nhất vì Trung Quốc là thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam.

Hơn 300 công nhân của Công ty CP đường Bình Định – BISUCO, gần 1 năm nay như “rắn mất đầu”, khi ông chủ người Ấn Độ đột nhiên “mất tích”. Chủ doanh nghiệp bỏ trốn, đã gây ra thiệt hại nặng nề cho ngành mía đường, gây thất thoát lớn cho ngành thuế địa phương và ảnh hưởng đến công việc của hàng trăm công nhân tại nơi đây.

Nợ hàng chục tỷ tiền lương công nhân

Công ty Đường Bình Định - BISUCO tại xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định từng được mệnh danh là “quả đấm thép” của ngành mía đường Bình Định với công suất lên đến 2.000 tấn mía cây/ngày.

Nhưng, tháng 9/2018 đến nay, Công ty này đã ngưng hoạt động, từ đó máy móc của Công ty bị tháo tung, xếp đống, mạng nhện giăng kín. Lâu ngày không có người ra vào nên cỏ dại mộc um tùm.

Bình Định: Chủ công ty mía đường bỏ trốn…hơn 300 trăm công nhân chưa được nhận lương - Ảnh 1.

Toàn ảnh Công ty CP Đường Bình Định đìu hiu. (Ảnh: Duy Quan).

Đặc biệt là các khoản tiền vẫn chưa được giải quyết cho người lao động như chốt sổ BHXH, tiền lương và trợ cấp thất nghiệp.

Chua xót nhất là những người công nhân đang có một công việc ổn định, đột nhiên “mất việc” và không nhận được tiền lương vì ông chủ đã “biến mất”.

Để hiểu thêm về đời sống sau những ngày Công ty ngừng hoạt động, PV tìm gặp một số công nhân nơi đây và được họ cho biết, sau khi ông chủ Công ty bỏ trốn chúng tôi phải về nhà làm nông, ai kêu gì làm đó để kiếm tiền sống qua ngày.

Là người gắn bó với Công ty CP Đường Bình Định - BISUCO gần 3 năm, hàng tháng anh Lê Hồng Đức (ngụ xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) có mức thu nhập ổn định hơn 2 triệu đồng. Nhưng, từ ngày ông chủ Ấn Độ bỏ trốn anh Đức quay sang làm nghề hớt tóc thu nhập bấp bênh, vì cuộc sống gia đình nên anh đành “cắn” răng cam chịu.

Anh Đức buồn bã kể: “Cuối tháng 12/2016, tôi được ký hợp đồng làm việc với công ty, với mức lương thỏa thuận khoảng 2,7 triệu đồng và đóng BHXH là 360 nghìn đồng/tháng (trong đó gồm BHTN, BHYT). Khi được ký hợp đồng tôi rất mừng vì không phải lông bông đi xin việc làm và có thu nhập ổn định để nuôi gia đình”.

Nói đến đây, anh Đức im lặng, mắt rưng rưng nước mắt. Dừng câu chuyện được gần 2 phút anh Đức nói tiếp: “Nghe tin ông chủ công ty bỏ trốn, sổ BHXH tôi nhận được chỉ là giấy trắng. Tôi mất ăn mất ngủ mấy ngày, số tiền tôi đóng bảo hiểm coi như mất trắng. Điều trớ trêu hơn, vợ của tôi là Trần Thị Ngọc Quí làm việc cho công ty và đóng tiền BHXH gần 10 năm nay. Nhưng giờ công ty ngưng hoạt động, ông chủ bỏ trốn cũng tay trắng. Hiện tại để có công việc mới vợ tôi phải đi học nghề may”.

Bình Định: Chủ công ty mía đường bỏ trốn…hơn 300 trăm công nhân chưa được nhận lương - Ảnh 2.

Nhiều thiết bị của công ty đã bị hoen gỉ. (Ảnh: Duy Quan).

Theo thống kê của Sở Công thương tỉnh Bình Định, đến thời điểm hiện nay, ngoài khoản nợ ngân hàng, nợ thuế trên 150 tỷ đồng. Công ty CP Đường Bình Định đang nợ lương người lao động hơn 19 tỷ đồng. Chủ doanh nghiệp mất tích, 327 công nhân như “rắn mất đầu” không biết tìm ai để đòi quyền lợi.

Không chỉ nợ tiền lương công  nhân, tiền thuế,…việc Công ty Đường Bình Định - BISUCO ngừng sản xuất, sẽ gây ra thiệt hại nặng nề cho nông dân trồng mía tại tỉnh Bình Định. “Ai sẽ thu mua mía cho bà con nông dân chúng tôi, khi mía đến mùa vụ thu hoạch chúng tôi sẽ bán cho ai, không lẽ bỏ trắng đồng?”, các câu hỏi được nhiều người trồng mía tại Bình Định lo lắng đưa ra.

Ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: “Hiện nay, toàn tỉnh Bình Định có khoảng 800ha mía, trồng tập trung chủ yếu tại các huyện Tây Sơn, Vĩnh Thạnh…chủ nhà máy bỏ trốn, ngưng sản xuất sẽ là bài toán “nan giải”. Đặc biệt hơn việc này sẽ ảnh hưởng lớn đến vùng trồng nguyên liệu mía đường, làm cho người dân lao đao trong sản xuất cây mía và thu nhập trở nên bấp bênh”.

Năm 2005, UBND tỉnh Bình Định đã bán hết vốn cổ phần nhà nước cho Công ty CP Đường Bình Định - BISUCO, với chủ doanh nghiệp là người Ấn Độ.

Hy vọng mong manh…

Đến nay đã gần một năm trôi qua, kể từ ngày chủ doanh nghiệp bỏ trốn, công nhân đối mặt với nhiều khó khăn về tài chính, việc làm,…những khó khăn đó đã đẩy họ vào tình cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”.

Nhà máy đã “chết”, ông chủ thì “mất tích”, nhưng hàng trăm công nhân ở Bình Định vẫn hy vọng một ngày nào đó sẽ đòi lại được chút quyền lợi…cho bản thân mình.

Bình Định: Chủ công ty mía đường bỏ trốn…hơn 300 trăm công nhân chưa được nhận lương - Ảnh 3.

Sau khi ông chủ người Ấn Độ bỏ trốn thì Công ty cũng cửa đóng, then cài. (Ảnh: Duy Quan).

Sau khi nhận được phản phản ánh của công nhân Công ty Đường Bình Định - BISUCO, UBND tỉnh Bình Định đã khẩn trương chỉ đạo thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành đến làm việc với Công ty này.

Nhưng, điều đáng nói là công ty này chưa một lần cử người đại diện hoặc người được ủy quyền đại diện làm việc với đoàn. Cho nên công tác giải quyết quyền lợi cho người lao động còn gặp nhiều khó khăn.

Ông Ngô Văn Tổng, Giám đốc Sở Công Thương cho biết: “Hiện nay, Tòa án huyện Tây Sơn đã thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Công đoàn cơ sở Công ty. Chúng tôi đã đề xuất UBND tỉnh tổ chức cuộc họp các sở, ngành liên quan để thống nhất thời gian chốt sổ BHXH và giải quyết các vấn đề liên quan để đảm bảo quyền lợi của người lao động tại Công ty Đường Bình Định – BISUCO”.

Bình Định: Chủ công ty mía đường bỏ trốn…hơn 300 trăm công nhân chưa được nhận lương - Ảnh 4.

Công ty im lìm không một bóng người. (Ảnh: Duy Quan).

Ông Tổng còn cho biết thêm, theo phản ánh của người dân từ  tháng 3 - 4/2019, đã có người vận chuyển bã mía và sắt từ trong nhà máy ra ngoài. Để tránh xảy ra tình trạng tài sản của Công ty BISUCO không bị thất thoát, Đoàn kiểm tra liên ngành đã trình UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo Công an tỉnh điều tra xác minh và có biện pháp can thiệp xử lý.

Hơn 300 cán bộ, công nhân làm việc tại Công ty CP Đường Bình Định - BISUCO chia sẻ, điều họ mong muốn bây giờ là ngành chức năng của tỉnh Bình Định sớm xem xét và có những giải pháp để giải quyết các chế độ, chính sách bảo hiểm cho người lao động. Có như thế, họ mới có kinh phí trang trải cho gia đình và cuộc sống.

Duy Quan