|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

"Biến" nhân sự tại Vinaconex: Bất đồng về cơ chế tài chính, vướng mắc tại dự án Splendora?

20:19 | 01/04/2019
Chia sẻ
Chiều nay (1/4), Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex - mã VCG) tổ chức họp báo để cung cấp thông tin về việc tổ chức Đại hội đồng cổ đông của Tổng công ty năm 2019.
Biến nhân sự tại Vinaconex: Bất đồng về cơ chế tài chính, vướng mắc tại dự án Splendora? - Ảnh 1.

Vinaconex họp báo thông tin chiều ngày 1/4.

Thuê công ty định giá thiệt hại

Thông tin tại buổi họp báo, ông Dương Văn Mậu, Phó Tổng giám đốc, Thành viên HĐQT Vinaconex, cho hay, trước đó ngày 27/3, Vinaconex nhận được đồng thời 2 văn bản của Toà án nhân dân quận Đống Đa, bao gồm: thông báo thụ lý vụ kiện và quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Theo đó, buộc Vinaconex tạm dừng việc thực hiện Nghị quyết ĐHCĐ bất thường ngày 11/1/2019 cho đến khi có bản án, quyết định của toà án.

“Văn bản thụ lý từ ngày 25/3 nhưng Tổng công ty không nhận được. Tới ngày 27/3, không hiểu sao lại đến cùng lúc với văn bản quyết định áp dụng biện pháp tạm thời. Trước thời điểm đó, khoảng 12h trưa thì văn bản này đã có trên mạng rồi, không hiểu có nhóm nào đó với động cơ gì mà có văn bản đó”, ông Mậu nói.

Theo đại diện Vinaconex, sau khi có quyết định của toà án, cổ phiếu Vinaconex phiên hôm đó giao dịch tới 4,9 triệu cổ phiếu ở giá sàn, khiến cổ đông thiệt hại khoảng 1.236 tỷ đồng. “Ngoài ra, còn hàng loạt thiệt hại khác nữa, chúng tôi đang thuê công ty định giá toàn bộ thiệt hại này”, ông Mậu nói.

Đại diện Vinaconex cho rằng có điểm “bất thường” khi ngày 25/3, Toà án thụ lý vụ án, ngày 26/3 có 2 người rút đơn nhưng tới ngày 27/3, 2 cổ đông còn lại không nắm giữ cổ phiếu đủ 6 tháng nhưng thẩm phán vẫn ra quyết định là "vội vàng, trái quy định".

Thông tin thêm về tư cách pháp lý của người đứng đơn, ông Vũ Mạnh Hùng - Giám đốc Ban Đối ngoại pháp chế Vinaconex dẫn Luật Doanh nghiệp 2014 cho rằng, cổ đông hoặc nhóm cổ đông nắm giữ từ 5% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng mới có quyền yêu cầu Toà án hoặc Trọng tài xem xét, huỷ bỏ nghị quyết hoặc một phần nội dung nghị quyết của Đại hộ đồng cổ đông.

Tuy nhiên, theo ông Hùng, cổ đông là Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ sở hữu 21,28% vốn điều lệ VCG và cổ đông là Công ty TNHH Đầu tư Star Invest sở hữu 7,57% vốn điều lệ chưa nắm giữ cổ phiếu VCG trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng. Do đó không có tư cách pháp lý là chủ thể đưa ra yêu cầu huỷ bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 11/1/2019 của Vinaconex.

"Việc toà án nhân dân quận Đống Đa, thành phố Hà Nội thụ lý Đơn yêu cầu của Cường Vũ và Star Invest, ban hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là trái luật, xâm phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của Vinaconex và các cổ đông VCG", ông Hùng nêu.

Họp báo cũng đưa ra phản hồi về ý kiến của Cường Vũ và Star Invest cho rằng An Quý Hưng là người triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 11/1 và người triệu tập không có quyền triệu tập họp quy định.

Theo đó, ông Hùng cho biết, người triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 11/1 là Hội đồng quản trị Vinaconex chứ không phải An Quý Hưng. Cụ thể, Hội đồng quản trị triệu tập họp Đại hội đồng cổ thông bất thường trong trường hợp HĐQT xét thấy cần thiết vì lợi ích của Tổng công ty. Mục đích là cả 7 thành viên HĐQT đương nhiệm sẽ từ nhiệm để Đại hội đồng cổ đông bầu ra HĐQT mới nhằm chuyển giao công tác quản trị Vinaconex sang nhà đầu tư trúng giá trong thời gian sớm nhất.

Bất đồng về cơ chế tài chính, vướng mắc tại dự án Splendora?

Trước đó, phát biểu tại họp báo, ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT của Vinaconex cho biết, sau khi ĐHCĐ bất thường, các cuộc họp của Vinaconex đều được diễn ra một cách công khai minh bạch và có sự tham gia của tất cả các thành viên HĐQT, bao gồm cả ông Nguyễn Quang Trung và ông Thân Hữu Hà.

"Tất cả mọi hoạt động đều diễn ra bình thường. Tuy nhiên, hai thành viên HĐQT nói trên lại đột ngột khởi kiện công ty", ông Thanh nói và cho rằng, việc đã đồng ý bầu ông làm Chủ tịch nhưng ngay sau đó lại gửi đơn đến tòa để yêu cầu hủy nghị quyết ĐHĐCĐ "về đạo đức kinh doanh thế là không đúng".

Theo ông Thanh, sau khi có HĐQT mới, Vinaconex đã có những thay đổi tích cực. Trong thời gian ngắn, cổ phiếu VCG tăng từ 18 nghìn đồng/cp lên khoảng 28 nghìn đồng/cp, vốn hóa công ty tăng hàng nghìn tỷ đồng, mang lại giá trị cho cổ đông.

Cùng thời gian qua, Vinaconex cũng khởi động nhiều dự án như: khởi công một khách sạn cho Nhật Bản tại Đà Nẵng giá trị hợp đồng hơn 1.000 tỷ đồng; khởi động lại và thuê công ty tư vấn triển khai dự án Cái Giá - Hải Phòng sau thời gian dài bất động...

"Tuy nhiên, trong khi hoạt động của Vinaconex đang trong guồng quay thì sự việc nói trên diễn ra một cách bất ngờ. Sự bất ngờ theo đánh giá của tôi là hậu quả khôn lường, ngay trong 1 ngày ra quyết định, cổ đông đã mất 1.200 tỷ đồng do giá cổ phiếu VCG giảm. Quyết định này nguy hiểm còn nhiều bởi Vinaconex có tới 2 vạn cán bộ, nếu mọi hoạt động dừng thì họ sẽ sống thế nào. Chưa kể Vinaconex còn đang cung cấp 1/3 lượng nước cho Hà Nội", ông Thanh nói.

Thông tin thêm về các buổi họp của HĐQT mới, ông Thanh cho biết phiên đầu tiên 100% biểu quyết ông làm Chủ tịch và các nội dung khác của cuộc họp.

Phiên họp thứ 2 nhằm thông qua quy chế hoạt động của công ty, trong đó có quy chế tài chính. Đáng chú ý, tại cuộc họp này, Star Invest và Cường Vũ không thông qua, nhưng theo luật có 5 phiếu ủng hộ nên quy chế được thông qua.

Phiên họp thứ 3 liên quan đến khu công nghiệp tại Láng Hòa Lạc, lập công ty cơ điện và thành lập công ty quản lý các trường học, các nội dung được thông qua.

Liên quan đến dự án Splendora, ông Thanh cho biết, dự án này hình thành trước khi có sự thay đổi cơ cấu cổ đông của Vinaconex. Tại dự án này, công ty chứng khoán Phú Long và Vinaconex mỗi bên nắm giữ 50%. Dự án này gồm 200 ha đã nộp tiền thuê đất cho nhà nước.

Theo ông Thanh, để phát triển dự án cần bộ máy thực hiện chuyên nghiệp. Vinaconex đề cử ông Thân Thế Hà là Chủ tịch HĐQT CTCP Phát triển đô thị mới An Khánh (An Khánh JVC) - nhưng ông Hà lại đại diện cho Phú Long. Người thứ hai là ông Nguyễn Quang Trung (Phó tổng giám đốc Phú Long). Sau đó, trực tiếp ông Thanh về làm Chủ tịch HĐQT của Splendora.

"Tôi về là quyền lợi của cổ đông, không thể để dự án lớn kéo dài bao nhiêu năm như vậy. Vinaconex đề cử tôi trực tiếp làm chủ tịch Spendora nhằm phát triển dự án nhưng cho đến bây giờ lực bất tòng tâm, mời họp HĐQT thì họ nói bận, không đến gây ra sự trì trệ và bế tắc", Chủ tịch Vinaconex nói và khẳng định không thể để tình trạng này xảy ra, quyết tâm triển khai dự án.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Phương Dung

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.