|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Bị quản chặt, công ty tài chính hết thời…gà đẻ trứng vàng?

06:58 | 09/04/2019
Chia sẻ
NHNN đã ban hành dự thảo sửa đổi Thông tư 43/2016/TT-NHNN quy định hoạt động cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính. 

Bị quản chặt, công ty tài chính hết thời…gà đẻ trứng vàng? - Ảnh 1.

Nếu dự thảo này được thông qua, ngành cho vay tiêu dùng sẽ chứng kiến một sự giảm tốc rõ rệt. Trong đó, hoạt động của FE Credit ảnh hưởng đáng kể nhất bởi công ty này đang nặng về cho vay tiền mặt.

Hạn chế tối đa cho vay tiền mặt

Vào ngày 25/3/2019, NHNN đã ban hành dự thảo sửa đổi Thông tư 43 để lấy ý kiến với nhiều nội dung.Theo đó,Dự thảo chia cho vay tiêu cùng của các công ty tài chính thành hai loại, một là “cho vay  giải ngân gián tiếp” và “cho vay giải ngân trực tiếp”.

Cho vay giải ngân gián tiếp (là sản phẩm tài chính truyền thống tài trợ cho việc mua hàng tiêu dùng) chủ yếu gồm cho vay mua xe hay bán và cho vat mua hàng điện máy gia dụng. Còn vay giải ngân trực tiếp là  cho vay tiền mặt dành cho cá nhân phục vụ một số mục đích tiêu dùng khác.

Đối với các khoản cho vay gián tiếp, các công ty tài chính phải giải ngân tiền trực tiếp cho bên bán hàng và không giải ngân cho người vay. Đối với khoản tiền mặt, các công ty tài chính có thể giải ngân trực tiếp cho người vay. Tuy nhiên, cho vay tiền mặt chỉ có thể thực hiện với những khách hàng vay có lịch sử tín dụng tốt không có nợ xấu trên Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) tại thời điểm ký hợp đồng cho vay và giải ngân. Điều này có nghĩa là các công ty tài chính không được phép cho vay tiền mặt với những khách hàng mới không có thông tin tín dụng.

Điều quan trọng nữa là dự thảo đề xuất tỷ trọng cho vay tiền mặt trong dự nợ của các công ty tài chính tối đa là 30% .Dự thảo cũng quy định việc thông báo nhắc nợ bị cấm trong khung thời gian từ 9 giờ tối đến 7 giờ sáng. Ngoài ra, công ty tài chính hoặc đại lý thu nợ thuê không được phép sử dụng các biện pháp không phù hợp như đe dọa khách hàng hay yêu cầu tổ chức và/hoặc cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ phải trả nợ thay.

Cty tài chính nào bị ảnh hưởng nhiều nhất

Tại bản phân tích về tác động của dự thảo Thông tư 43 với các đối tượng điều chỉnh này, tuần qua, công ty chứng khoán HSC đã nhấn mạnh: “Trong số những doanh nghiệp đứng đầu trong ngành cho vay tiêu dùng, chúng tôi cho rằng hoạt động kinh doanh của FE Credit sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất”.

HSC phân tích, dù hiện không có số liệu về tỷ trọng cho vay tiền mặt của các công ty tài chính do các công ty này vẫn chưa giao dịch tập trung/niêm yết. Tuy nhiên kỳ hạn vay của các khoản tiền mặt thường là trung hạn trong khi các khoản vay tài trợ hàng tiêu dùng thường là vay ngắn hạn.Theo đó, kỳ hạn gốc của các khoản vay tiêu dùng có thể là chỉ báo tốt cho loại hình vay.

“Từ nghiên cứu của mình, chúng tôi cho rằng FE Credit có thể có tỷ trọng cho vay tiền mặt cao nhất trong số 3 công ty tài chính lớn nhất, khoảng 8-% dư nợ cho vay, cách xa so với mức tối đa quy định trong dự thảo. Trong khi đó tỷ trọng cho vay tiền mặt tại HD Sai Gon và  Home Credit thấp hơn nhiều lần lượt vào khoảng 40 và 50%.”, HSC chỉ ra.

Tuy nhiên, HSC cũng lưu ý hiện NHNN cũng chưa có hướng dẫn cụ thể về cách thức và thời điểm mà những công ty tài chính có tỷ trọng cho vay tiền mặt cao hơn mức quy định phải giảm tỷ lệ này xuống. Do vậy vẫn cần chờ thêm thông tin giờ chót.

NHNN sẽ siết tín dụng công ty tài chính

Nói về dự thảo Thông tư 43, công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho biết, bên cạnh, NHNN cũng chủ trương áp hạn mức tín dụng chặt hơn cho các công ty tài chính.

Theo VCBS, việc đưa ra các quy định để kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các Công ty tài chính tiêu dùng là cần thiết khi cho vay giải ngân trực tiếp là loại hình vay tín chấp, thủ tục nhanh và không cần chứng minh mục đích vay, là phân khúc dễ phát triển dư nợ, nhưng rủi ro cao và khó kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay. “Đặc biệt trong môi trường cạnh tranh gia tăng, các Công ty tài chính tiêu dùng sẽ đẩy mạnh tỷ trọng cho vay tiền mặt trong danh mục tín dụng để nhanh chiếm lĩnh thị phần”, VCB nhấn mạnh.

VCBS cho rằng, đứng trên góc độ của nhà điều hành, dự thảo này thể hiện mục tiêu xuyên suốt là giữ tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý đối với các phân khúc có tính rủi ro cao. Đứng trên góc độ quản trị rủi ro, để đảm bảo cho vay tiêu dùng phát triển bền vững, lành mạnh, hiệu quả, NHNN đưa ra các quy định cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp cho khách hàng vay nên hướng đến khách hàng đã vay tại công ty tài chính và có lịch sử trả nợ tốt là hoàn toàn hợp lý.

Thời gian qua, theo đánh giá của NHHN, các công ty tài chính đã giúp người dân có cơ hội tiếp cận vốn vay nhiều hơn. Tuy nhiên, với việc đòi nợ kiểu xã hội đen của nhiều công ty tài chính, cho vay tiềm ẩn rủi ro nợ xấu, đã  đến lúc cơ quan quản lý thấy cần siết chặt, kiểm soát hoạt động này hơn.

“NHNN đưa thông điệp rõ ràng: nhà điều hành đang trong quá trình nỗ lực đẩy lùi tín dụng đen, nhưng không vì vậy mà các công ty tài chính tiêu dùng có thể nới lỏng chế độ quản trị rủi ro tín dụng. Các công ty tài chính phải tuân thủ các quy định an toàn của hệ thống ngân hàng để đảm bảo tăng trưởng trong dài hạn". VCBS nhấn mạnh

Minh Anh