|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Bệnh cấp tính của nền kinh tế chia sẻ (Phần 1)

07:56 | 28/09/2019
Chia sẻ
Nhiều người lo ngại sự phát triển của kinh tế chia sẻ có thể đẩy những người dân nghèo ra xa những cơ hội kinh tế, xã hội so với trước đây.

Tiềm năng phát triển rất lớn

Trong bối cảnh chúng ta bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực làm việc đồng ý rằng thời kỳ này dựa rất nhiều vào việc sử dụng internet và các nền tảng kỹ thuật số của nó, dẫn đến việc thực hiện các hoạt động bền vững hơn. Sự thay đổi mô hình kinh tế xã hội đang diễn ra.

"Nền kinh tế chia sẻ" - mô hình có thể tạo ra doanh thu toàn cầu khoảng 15 tỷ USD vào năm 2015 đến 335 tỷ USD vào năm 2025 - là mô hình dựa trên sự hợp tác. 

Các phần mềm dựa trên Internet hỗ trợ sự hợp tác ấy, thúc đẩy hành vi tiêu dùng không sở hữu và cung cấp những nền tảng kết nối. Thực tế đó đã thay đổi cách thức quản lí, tăng cường và dịch chuyển hoạt động kinh tế. 

Grab nam

Grab là một trong những mô hình kinh tế chia sẻ đang hiện diện ở Đông Nam Á. Ảnh: Nhạc Dương

 "Vì vậy, thay vì người bán và người mua, chúng ta có nhà cung cấp và người dùng", một cố vấn của Liên minh châu Âu, ông Jeremy Rifkin, nói. "Thay vì thị trường, bạn có mạng lưới. Thay vì quyền sở hữu, bạn có khả năng truy cập. Đó là một sự chuyển đổi. Thay vì chủ nghĩa tiêu dùng, bạn có tính bền vững. Đó là sự chuyển tiếp".

Chi tiêu từ kinh té chia sẻ đã tác động lớn hơn đối với nền kinh tế bằng cách tạo việc làm và tăng cường hoạt động khởi nghiệp, nhưng cũng gây lo ngại về việc làm trầm trọng thêm hiện tượng loại trừ về phương diện kinh tế xã hội đối với các cá nhân có thu nhập thấp hơn.

Thiết bị di động, ứng dụng và mạng xã hội đã trở thành một phần trong thói quen hàng ngày của mọi người. Các hoạt động mà chúng ta thực hiện rất đa dạng, từ chọn một nhà hàng, gọi taxi, đặt một kỳ nghỉ, hẹn hò, và thậm chí tìm việc. 

Các nền tảng kinh tế chia sẻ nổi bật bao gồm Airbnb và Uber: Airbnb đang trở thành công ty cung cấp phòng khách sạn lớn nhất thế giới mà không cần xây nhà, trong khi các mô hình giống như Uber đang thay thế taxi truyền thống tại các thành phố trên toàn cầu.

Hoạt động kinh tế chia sẻ chủ yếu tập trung vào những nhu cầu ngắn hạn về chỗ ở, vận chuyển, công việc vặt và thuê tài sản. Những nhu cầu ấy có nguồn gốc từ nhiều nền tảng như Couchsurfing, Lyft, TaskRmus, LiquidSpace và Rent the Runway. Chúng không chịu sự giới hạn trong một phạm vi nào và có tiềm năng mở rộng rất lớn.

Nguy cơ "quên" người nghèo

Nền kinh tế chia sẻ ra đời sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, nhằm kích thích nền kinh tế bằng cách tạo ra các mô hình kinh doanh mới. Điểm mấu chốt của nó là nhấn mạnh sự cần thiết phải chia sẻ và hợp tác thay vì một mô hình định hướng thị trường tư bản truyền thống.

Mô hình kinh tế truyền thống ngăn cản một bộ phận người dân và cộng đồng tiếp cận nhiều dịch vụ và sản phẩm. Bằng cách giảm các rào cản về quyền sở hữu và chi phí, mô hình kinh tế chia sẻ cho phép họ tiếp cận các dịch vụ và sản phẩm ấy.

Ví dụ, chúng ta có bằng chứng rằng nhiều người thu nhập thấp đã hưởng lợi từ chi phí thấp hơn đối với dịch vụ vận chuyển và khách sạn. Tương tự, nhờ AirBnb, chi tiêu của khách hàng bên ngoài các khu khách sạn điển hình, nơi không hưởng lợi từ các hoạt động quảng bá du lịch.

Nhạc Dương

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.