|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

[Báo cáo] Thị trường thép tháng 1/2022: Tiêu thị thép có tín hiệu tích cực

06:48 | 25/02/2022
Chia sẻ
Triển vọng thị trường quý I/2022 dự báo đang chậm lại do nhu cầu trong nước thấp. Xét thị trường tiêu thụ thép tại Việt Nam thì nhu cầu có tín hiệu tích cực cho các công trình dân dụng và hạ tầng cơ sở, đặc biệt đầu tư công lớn.

Theo số liệu của Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel), sản lượng thép thô thế giới của 64 quốc gia là 158,7 triệu tấn vào tháng 12, giảm 3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2021, sản xuất thép thô đạt 1911,9 triệu tấn, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2020.

[Báo cáo] Thị trường thép tháng 1/2022: Tiêu thị thép có tín hiệu tích cực - Ảnh 1.

Sản lượng thép thô thế giới năm 2021 (Nguồn: World Steel).

Trung Quốc, nước sản xuất thép lớn nhất thế giới, tiếp tục ghi nhận giảm về sản lượng trong tháng 12, 86.2 triệu tấn, giảm 6,8% so với tháng 12/2020. Trong khi đó, các nước có sản lượng thép thô lớn khác như Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ, Nga, Hàn Quốc,…lại tăng từ 0,9% đến 11,9%.

Trong tháng 1, thị trường thép cán nóng (HRC) thế giới biến động, khiến thị trường HRC trong nước khó khăn do các doanh nghiệp sản xuất thép dẹt (CRC, tôn mạ, ống thép). Giá than luyện kim khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tăng cao kỷ lục do nguồn cung tiếp tục thắt chặt và nhu cầu dự trữ ổn định, trong khi giá giao đến Trung Quốc đang có xu hướng tăng do nhu cầu dự trữ phục hồi trong bối cảnh thị trường than luyện cốc trong nước vững chắc hơn.

Tại Việt Nam, sản xuất thép thô tháng 1 đạt 1.874.925 tấn, tăng 31,1% so với tháng trước, và giảm 4,1% so với cùng kỳ; Tiêu thụ thép thô đạt 1.695.486 tấn, giảm 10,4% so với tháng trước, và giảm 13,9% so với cùng kỳ 2021. Trong đó, xuất khẩu thép thô là 40.500 tấn, giảm mạnh 84% so với cùng kỳ 2021.

Theo Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), triển vọng thị trường quý I/2022 đang chậm lại do nhu cầu trong nước thấp. Xét thị trường tiêu thụ thép tại Việt Nam thì nhu cầu có tín hiệu tích cực cho các công trình dân dụng và hạ tầng cơ sở, đặc biệt đầu tư công lớn.

Chứng khoán BSC cho rằng, trong năm 2022, sản lượng tiêu thụ thép nội địa sẽ tăng trưởng tốt dựa trên tăng giải ngân đầu tư công, tập trung vào cơ sở hạ tầng, và hoạt động xây dựng dân dụng phục hồi khi dịch bệnh được kiểm soát.  Tuy nhiên, BSC cũng dự báo giá thép bình quân năm 2022 sẽ điều chỉnh giảm thêm, theo đà giảm của giá quặng sắt vốn chiếm 45%-50% chi phí sản xuất phôi thép.

Xem chi tiết báo cáo thị trường thép tháng 1/2022 tại đây:

Minh Anh - Đức Quyền