|
 Thuật ngữ VietnamBiz
TIN TỨC
Bảng giá đất tại Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020-2024

Bảng giá đất tại Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020-2024

Theo bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế áp dụng trong giai đoạn 2020-2024, giá đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác cao nhất là 30.000 đồng/m2, được ghi nhận tại vị trí 2 thuộc vùng đồng bằng.
Nhà đất -15:08 | 20/03/2023
Bảng giá đất Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020 - 2024

Bảng giá đất Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020 - 2024

Thông tin giá đất Thừa Thiên Huế là một trong những vấn đề được nhiều người dân quan tâm hiện nay. Vậy giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được quy định ra sao và áp dụng cho những trường hợp nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Giá đất đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được quy định ra sao?

Căn cứ Nghị quyết số 04/2023/NQ-HĐND ngày 4 tháng 1 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định Bảng giá các loại đất định kỳ 05 năm (2020 - 2024) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế:

Phân loại đất để định giá các loại đất

1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau:

a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

b) Đất trồng cây lâu năm;

c) Đất rừng sản xuất;

d) Đất nuôi trồng thủy sản;

e) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.

2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau:

a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;

c) Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;

d) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;

đ) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;

e) Đất phi nông nghiệp khác quy định tại Khoản 2, Điều 10 Luật Đất đai.

Xác định vùng đất

1. Đất được xác định theo 3 vùng sau đây:

a) Vùng đồng bằng: Là vùng tương đối rộng, có địa hình tương đối bằng phẳng và có độ chênh cao nhỏ so với mặt nước biển; mật độ dân số đông, kết cấu hạ tầng và điều kiện sản xuất lưu thông hàng hóa thuận lợi hơn trung du, miền núi;

b) Vùng trung du: Là vùng có địa hình cao vừa phải (thấp hơn miền núi, cao hơn đồng bằng), bao gồm đại bộ phận diện tích là đồi; mật độ dân số thấp hơn đồng bằng, cao hơn miền núi, kết cấu hạ tầng và điều kiện sản xuất lưu thông hàng hóa kém thuận lợi hơn so với đồng bằng nhưng thuận lợi hơn miền núi;

c) Vùng miền núi: Là vùng có địa hình cao hơn vùng trung du, bao gồm đại bộ phận diện tích là núi cao, địa hình phức tạp; mật độ dân số thấp, kết cấu hạ tầng và điều kiện sản xuất lưu thông hàng hóa kém thuận lợi hơn trung du.

Xác định vị trí đất nông nghiệp

Việc xác định vị trí đất căn cứ vào năng suất cây trồng, điều kiện kết cấu hạ tầng, các lợi thế cho sản xuất, kinh doanh khác (đối với đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất); khoảng cách từ nơi cư trú của cộng đồng người sử dụng đất đến nơi sản xuất, khoảng cách từ nơi sản xuất đến thị trường tiêu thụ tập trung sản phẩm (đối với đất nuôi trồng thủy sản, đất rừng sản xuất) được xác định 03 vị trí.

1. Vị trí 1: Là vị trí mà tại đó các thửa đất có các yếu tố và điều kiện thuận lợi nhất.

2. Vị trí 2: Là vị trí mà tại đó các thửa đất có điều kiện kết cấu hạ tầng, các lợi thế cho sản xuất, kinh doanh khác kém hơn so với vị trí 1 (đối với đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất); khoảng cách từ nơi cư trú của cộng đồng người sử dụng đất đến nơi sản xuất, khoảng cách từ nơi sản xuất đến thị trường tiêu thụ tập trung sản phẩm có xa hơn so với vị trí 1 (đối với đất nuôi trồng thủy sản, đất rừng sản xuất).

3. Vị trí 3: Là vị trí không thuận lợi về giao thông; năng suất cây trồng thấp; điều kiện tưới tiêu không chủ động; không có kết cấu hạ tầng và các lợi thế cho sản xuất, kinh doanh khác; xa nơi cư trú người sử dụng đất, xa thị trường tiêu thụ tập trung sản phẩm.

Xác định khu vực, vị trí để xác định giá đất tại nông thôn

Việc xác định đất ở tại nông thôn; đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn thì việc xác định vị trí đất theo từng đường, đoạn đường hoặc khu vực căn cứ vào điều kiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các lợi thế cho sản xuất, kinh doanh trong khu vực; khoảng cách đến trung tâm chính trị, kinh tế, thương mại và được phân thành nhiều nhất 3 khu vực, 3 vị trí.

Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ cho bạn nội dung về việc quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và các thông tin liên quan về giá đất Thừa Thiên Huế mới nhất hiện nay.