|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Bản đồ quy hoạch Đô thị vệ tinh Sơn Tây hơn 12.000 ha

15:55 | 18/03/2021
Chia sẻ
Bản đồ quy hoạch Đô thị vệ tinh Sơn Tây thể hiện quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch giao thông của toàn bộ diện tích đất thị xã Sơn Tây và xã Cam Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội.

Đô thị vệ tinh Sơn Tây có phía Bắc giáp sông Hồng, phía Đông giáp ranh giới hành chính huyện Phúc Thọ, phía Đông Nam và Nam giáp ranh giới hành chính huyện Thạch Thất, phía Tây và Tây Nam giáp ranh giới hành chính huyện Ba Vì.

Diện tích nghiên cứu lập quy hoạch Đô thị vệ tinh Sơn Tây khoảng 12.185,22 ha, gồm toàn bộ thị xã Sơn Tây diện tích khoảng 11.353,22 ha và xã Cam Thượng, huyện Ba Vì diện tích khoảng 832 ha. Quy mô dân số dự kiến đến năm 2030 khoảng 239.800 người (gồm: dân số thuộc thị xã Sơn Tây khoảng 230.300 người và dân số thuộc xã Cam Thượng, huyện Ba Vì khoảng 9.500 người).

Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Đô thị vệ tinh Sơn Tây là một trong 5 đô thị vệ tinh của Thủ đô, là thị xã ngoại thành, trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật phía Tây Bắc Thủ đô Hà Nội, có đinh hướng cụ là đô thị văn hóa lịch sử và du lịch nghỉ dưỡng.

Bản đồ quy hoạch Đô thị vệ tinh Sơn Tây, Hà Nội - Ảnh 1.

Một góc thị xã Sơn Tây. (Ảnh: Bộ Xây dựng).

Về quy mô đất đai, đất phát triển Đô thị vệ tinh Sơn Tây khoảng 4.409,26 ha, trong đó đất thuộc thị xã Sơn Tây khoảng 3.841,63 ha và xã Cam Thượng, huyện Ba Vì khoảng 567,63 ha. Đất xây dựng đô thị khoảng 3.542,88 ha gồm đất thuộc thị xã Sơn Tây 3231,81 ha và thuộc xã Cam Thượng, huyện Ba Vì khoảng 311,07 ha.

Định hướng tổ chức phát triển không gian bao gồm hai khu vực chính gồm khu vực phát triển đô thị và khu vực ngoại thị (nông thôn) và khu vực du lịch sinh thái.

Khu vực phát triển đô thị (thuộc Đô thị vệ tinh Sơn Tây) nằm phía Bắc thị xã Sơn Tây, là đầu mối giao thông của các tuyến đường kết nối với trung tâm Hà Nội và các tỉnh lân cận như Quốc lộ 32, Quốc lộ 21, đường tránh Quốc lộ 32, đường Vành đai 5 và cũng là đầu mối giao thông đường thủy và cảng sông Hồng.

Khu vực ngoại thị và khu vực du lịch sinh thái nằm phía Nam thị xã, gắn với các vùng sản xuất nông nghiệp, khu cảnh quan thiên nhiên: hồ Đồng Mô, hồ Xuân Khanh; tạo nên vùng hành lang xanh nông nghiệp, sinh thái, mật độ xây dựng thấp gắn với các sông ngòi và kênh mương thoát nước.

Khu vực phát triển đô thị được chia thành ba vùng không gian chính gồm khu bảo tồn, hạn chế phát triển; khi phát triển đô thị mới và khu tổ hợp y tế, trường đại học.

Về thiết kế đô thị, khu vực trung tâm của đô thị cũ Sơn Tây là khu thành cổ, là điểm nhấn về không gian đô thị lịch sử với các đặc trưng kiến trúc truyền thống.

Khu vực Thành cổ và phố cũ giữ cấu trúc đô thị với tầng cao thấp (dưới 5 tầng với công trình công cộng và dưới ba tầng với nhà ở riêng lẻ. Khu vực làng cổ Đường Lâm thực hiện theo quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích làng cổ Đường Lâm.

Các tuyến giao thông chính của Đô thị vệ tinh Sơn Tây là Quốc lộ 32; đường tránh Quốc lộ 32; Quốc lộ 21A; trục Tây Thăng Long; Vành đai 5; đường nối từ Thành cổ đến phía Bắc đền Và; đường nối với khu trung tâm mới và khu tổ hợp các trường đại học, y tế, các đường tinht lộ 413, 414, 416, 418…

Các điểm nhấn chính cả khu đô thị tại khu trung tâm mới, tổ hợp công trình y tế, cụm trường đại học Sơn Tây và một số công trình điểm nhấn cao từ 15 đến 20 tầng.

Các điểm nhìn quan trọng gồm Khu Thành cổ, quảng trường, khu trung tâm mới, trục không gian nối từ Thành cổ Sơn Tâu đến đền Và và cây xanh hai bên bờ sông Tích…

Mạng lưới giao thông đối ngoại xác định theo Quy hoạch ching xây dựng Thủ đô Hà Nội, Quy hoạch Giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội và các quy hoạch khác đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Quy hoạch đường sắt ngoại ô gồm tuyến đường sắt Hà Nội - Sơn Tây (tuyến đường sắt đô thị số 3 kéo dài) xây dựng dọc Quốc lộ 32 và tuyến đường sắt Xuân Mai - Hòa Lạc - Sơn Tây kết nối chuỗi các đô thị vệ tinh phía Tây thành phố, xây dựng dọc theo hành lang phía Tây Quốc lộ 21A.

Quy hoạch đường bộ và đường cấp đô thị gồm đường Vành đai 5, Quốc lộ 32, đường tránh thị xã Sơn Tây, trục phát triển Đan Phương, Phúc Thọ, Sơn Tây (trục Tây Thăng Long): cấp hạng là đường liên khu vực, 6 làn xe. Tuyến đường từ Thành cổ Sơn Tây đến phía Bắc đền Và: cấp hạng là đường liên khu vực, 6 làn xe.

Các tuyến đường cấp khu vực gồm tuyến đường đê sông Hồng, tuyến đường chính khu vực khác với quy mô mặt cang ngang gồm 4 làn xe rộng 24 - 35 m và tuyến đường cấp khu vực từ 2 đến 3 làn xe, quy mô mặt cắt từ 17 đên 22 m.

Về hệ thống giao thông tĩnh, xây dựng depot tuyến đường sắt ngoại ô kết nối chuỗi đô thị vệ tinh Xuân Mai, Hòa Lạc, Sơn Tây với diện tích khoảng 16 h tại phía Nam khu vực nội thị thị xã Sơn Tây, giáp phố Tùng Thiện. Xây dựng một trạm trung chuyển đa phương thức tại khu vực phía Nam sông Tích giao với tuyến đường tránh Quốc lộ 21A với quy mô khoảng 1,5 ha.

Trong giai đoạn 2015 – 2020 tập trung triển khai đầu tư các dự án đã có và các dự án yêu cầu bức thiết về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội; xây dựng các dự án hạ tầng khung, công trình đầu mối cho phát triển kinh tế xã hội trong dài hạn và yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng chung của Thủ đô trong giai đoạn ngắn hạn.

Các chương trình ưu tiên phát triển gồm hệ thống hạ tầng khung thị xã gắn với hạn tầng chung của Thủ đô Hà Nội; phát triển nông thôn gắn với nông thôn mới; chương trình cải tạo chất lượng môi trường và phát triển, bảo vệ các giá trị cảnh quan cho thị xã Sơn Tây.

Dưới đây là bản đồ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch giao thông Khu đô thị vệ tinh Sơn Tây, tỷ lệ 1/10.000:

Xem bản đồ quy hoạch sử dụng đất Đô thị vệ tinh Sơn Tây tại đây.

Xem bản đồ quy hoạch giao thông Đô thị vệ tinh Sơn Tây tại đây.

Xem quyết định phê duyệt quy hoạch Đô thị vệ tinh Sơn Tây tại đây.

Huy Hoàng

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.