|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Bắc Giang dẫn đầu cả nước về chỉ số sản xuất công nghiệp, TP HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục nằm trong top tăng thấp nhất

13:52 | 29/05/2022
Chia sẻ
Ngoài hai địa phương ghi nhận chỉ số IIP giảm là Trà Vinh và Hà Tĩnh, trong số các địa phương ghi nhận tốc độ tăng IIP thấp nhất cả nước còn có TP HCM, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu,...

Theo Tổng cục Thống kê, sản xuất công nghiệp tháng 5 tiếp tục xu hướng phục hồi, ước tính tăng 4so với tháng trước và tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước do dịch COVID-19 được kiểm soát, các doanh nghiệp đã thích ứng với bối cảnh mới, khắc phục khó khăn để phục hồi và mở rộng sản xuất kinh doanh.

Trong đó, so với cùng kỳ năm trước, ngành chế biến, chế tạo tăng 12,1%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,5%; ngành khai khoáng tăng 4,2%; sản xuất và phân phối điện tăng 2,4%.

Tốc độ tăng chỉ số IIP tháng 5 so với tháng trước của một số địa phương có quy mô công nghiệp lớn là: Bình Dương tăng 9%; Hà Tĩnh tăng 6,9%; TP HCM tăng 6,5%; Hải Dương tăng 3,6%; Vĩnh Long tăng 3,4%; Thái Nguyên tăng 3%; Long An tăng 2,7%; Quảng Ninh tăng 2,3%...

Tính chung 5 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 9,2% (cùng kỳ năm 2021 tăng 12,5%), đóng góp 7,2 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5,5%, đóng góp 0,5 điểm phần trăm; ngành khai khoáng tăng 4,1%, đóng góp 0,6 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,5%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

Chỉ số sản xuất công nghiệp 5 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước tăng ở 61 địa phương và giảm ở hai địa phương trên cả nước. Một số địa phương có chỉ số IIP tăng cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phục hồi mạnh mẽ khi dịch bệnh được kiểm soát.

Trong đó, Bắc Giang là tỉnh đứng đầu với chỉ số IIP tăng 43,1%, xếp thứ hai là Lai Châu với mức tăng 28,8%, thiếp theo là Hà Giang 23,6%. Các đầu tàu kinh tế như TP HCM và Hà Nội đều không nằm trong nhóm tăng cao này.

 Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Ở chiều ngược lại, một số địa phương có chỉ số IIP tăng thấp hoặc giảm do hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chưa lấy lại đà tăng trưởng cao như thời điểm trước khi xảy ra dịch bệnh.

Hai địa phương ghi nhận chỉ số IIP giảm là Trà Vinh với mức giảm 17,2% và Hà Tĩnh với mức giảm 7,5%. Trong số các địa phương ghi nhận tốc độ tăng IIP thấp nhất cả nước còn có TP HCM tăng 2,6%; Đà Nẵng 3%; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 4,5%.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất 5 tháng đầu năm của một số ngành trọng điểm cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất trang phục tăng 22%; sản xuất thiết bị điện tăng 20,4%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 16,8%; khai thác than cứng và than non, sản xuất da và các sản phẩm liên quan tăng cùng tăng 13,5%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 11,6%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 11,5%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 11,2%.

Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành giảm: Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic giảm 13,8%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị giảm 9,8%; thoát nước và xử lý nước thải giảm 3%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế giảm 2,6%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên, khai khoáng khác cùng giảm 1,7%.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 5 tháng đầu năm 2022 tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Linh kiện điện thoại tăng 21,6%; phân u rê tăng 17,9%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 14,5%; than sạch tăng 13,4%; thủy hải sản chế biến tăng 11,4%; bia tăng 10,5%; ô tô tăng 10,3%; bột ngọt tăng 9,5%.

Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước: Ti vi giảm 18,2%; vải dệt từ sợi nhân tạo giảm 9,8%; điện thoại di động giảm 7,1%; thức ăn cho thủy sản giảm 7%; xăng, dầu giảm 3,7%; sắt, thép thô giảm 3,5%; dầu mỏ thô khai thác giảm 2%; khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 1,4%.

 

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/5 tăng 1,4% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 4,4% so với cùng thời điểm năm trước. 

Trong đó, lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 0,1% và giảm 4,5%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 1,1% và giảm 1,3%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,8% và tăng 6%.

Theo ngành hoạt động, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng tăng 0,2% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 2,2% so với cùng thời điểm năm trước; ngành chế biến, chế tạo tăng 1,5% và tăng 4,8%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí không đổi và tăng 1,2%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải không đổi và tăng 2,4%.

Phương Trang

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.