|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Ba tips quản lý tài chính hiệu quả dành cho người mới đi làm

19:00 | 03/08/2022
Chia sẻ
Những bạn trẻ mới đi làm thường gặp khó khăn trong việc quản lý tài chính cá nhân vì thường bị “cám dỗ” trong việc mua sắm những sản phẩm mình thích. Sau đây là ba cách quản lý tài chính đang được nhiều bạn trẻ áp dụng vì sự đơn giản và hiệu quả. Hãy cùng đọc bài viết và áp dụng ngay nhé!

Tại sao cần quản lý tài chính cá nhân?

Có thể thấy, quản lý tài chính cá nhân là việc vô cùng quan trọng trong cuộc sống hiện nay khi vật giá tăng cao, chưa kể đến những tình huống bất khả kháng ảnh hưởng đến thu nhập, điển hình như đợt giãn cách vì COVID-19. Nếu không quản lý tài chính tốt, bạn sẽ rất dễ rơi vào các tình huống sau đây:

Bị thiếu hụt vào những ngày cuối tháng

“Nhận lương sang chảnh, cuối tháng húp mì” là tình hình chung của nhiều bạn trẻ hiện nay. Vừa nhận lương là sẽ có vô số việc cần phải chi như tiền nhà, tiền điện nước, tiền mua thực phẩm,... chưa kể các khoản dành cho mua sắm, các buổi đi ăn cùng bạn bè như một khoản “tự thưởng” khiến bạn nhanh chóng rỗng ví chỉ sau vài ngày nhận lương.

 Thiếu hụt vào cuối tháng là tình huống thường gặp của những bạn trẻ mới đi làm (Ảnh: 123rf.com).

Khi ngồi xem lại các khoản đã chi, chắc hẳn bạn cũng vài lần tự hỏi “tại sao mình lại mua món đồ đó khi không có nhu cầu sử dụng thường xuyên?”; hay chợt nhận ra những ly trà sữa, những buổi ăn vặt giữa giờ đang chiếm một khoản khá lớn trong chiếc ví của bạn. Do đó, một kế hoạch quản lý chi tiêu chặt chẽ sẽ giúp bạn hạn chế những khoản chi không cần thiết, tránh tình trạng thiếu hụt vào những ngày cuối tháng.

Gặp khó khăn khi cần chi tiêu đột xuất

Trên thực tế, dù có quản lý tài chính hay không, chúng ta sẽ luôn có những khoản chi tiêu bất ngờ như: cảm bệnh, xe hỏng, điện thoại hỏng,.... Những lúc này, nếu không có quỹ dự phòng bạn sẽ phải nhờ đến sự trợ giúp từ người thân, bạn bè hay đi vay để chi trả. Việc quản lý tài chính hợp lý và hiệu quả giúp cho bạn không bị rơi vào thế bị động khi tình huống cấp bách xảy ra.

Khó đạt được các mục tiêu dài hạn như mong muốn

Có kế hoạch quản lý tài chính cá nhân còn giúp bạn gia tăng tài sản thông qua các khoản tiết kiệm, các quỹ đầu tư sinh lời mà bạn xây dựng. Bên cạnh đó việc thực hiện các mục tiêu dài hạn như mua ô tô, mua nhà cho riêng mình hay mở cửa hàng để kinh doanh cũng sẽ dễ dàng thành hiện thực hơn.

Ba tips quản lý tài chính ai cũng có thể áp dụng ngay

1. Lập danh sách và kiểm soát các khoản cần chi

Để tránh việc chi tiêu không kiểm soát, chúng ta cần lập ra một bảng chi tiết các danh mục cần chi tiêu cần thiết và một khoản dự phòng cho các chi tiêu đột xuất. Cần nghiêm túc thực hiện và kiểm soát các khoản cần chi một cách chặt chẽ.

Nếu chưa biết xây dựng danh sách chi tiêu từ đâu và như thế nào, bạn có thể tham khảo nguyên tắc 6 chiếc lọ của Harv Eker. Tổng thu nhập sẽ được chia thành 6 với các tỉ lệ như sau:

Lọ 1 - 55%: phục vụ nhu cầu thiết yếu như: tiền ăn uống, nhà ở,..

Lọ 2 - 10%: khoản tiết kiệm dùng cho mục tiêu dài hạn như mua nhà, mua xe…

Lọ 3 - 10%: khoản để đạt tự do tài chính bằng cách sử dụng để đầu tư, sinh lời giúp tạo thu nhập thụ động.

Lọ 4 - 10%: phục vụ nhu cầu hưởng thụ như: mua sắm, du lịch

Lọ 5 - 10%: phục vụ cho mục đích nâng cao kỹ năng bản thân

Lọ 6 - 5%: sử dụng với mục đích hỗ trợ người thân bạn bè, từ thiện, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn hơn…

Việc lập danh sách theo nguyên tắc chi tiêu giúp chúng ta sử dụng tiền bạc một cách hiệu quả hơn khi tối ưu các khoản cần chi vào các nhu cầu cần thiết.

2. Luôn có một khoản tiết kiệm hàng tháng

Theo các chuyên gia, cách “bỏ ống heo” một phần thu nhập sẽ khó thực hiện, đặc biệt với những bạn trẻ. Tuy nhiên đây là khoản tiền mà ai cũng nên có và tích lũy theo thời gian để trở thành quỹ dự phòng khi bạn gặp tình huống cấp bách, để mua sắm các sản phẩm bạn yêu thích, hay phục vụ cho những kế hoạch lớn hơn như kinh doanh, nghỉ hưu sớm. Nếu thời gian đầu thu nhập vẫn chưa dư dả, bạn có thể dành ra trước tối thiểu 5% để bỏ tiết kiệm. Sau đó tăng dần theo thời gian như lên 10% và 20% sẽ là con số lý tưởng mà bạn cần duy trì.

3. Tham khảo dịch vụ mua trước trả sau để tối ưu hóa chi tiêu

Mua trước trả sau là hình thức giúp người dùng sở hữu ngay sản phẩm và chia nhỏ để thanh toán dần theo kỳ hạn. Do đó, người mới đi làm có thể tham khảo sử dụng dịch vụ mua trước trả sau để sở hữu những vật dụng cần thiết khi ngân sách chưa đủ đáp ứng. Với sự tiện lợi và hiệu quả, dịch vụ mua trước trả sau giúp người dùng có thể tối ưu hóa và quản lý tốt tài chính của mình.

 Ứng dụng mua trước trả sau Kredivo. (Ảnh: Kredivo). 

Một trong những ứng dụng mua trước trả sau được nhiều bạn trẻ ưa chuộng hiện nay phải kể đến là Kredivo Việt Nam  thuộc công ty công nghệ tài chính FinAccel đến từ Indonesia. Khi đã có tài khoản tại Kredivo , bạn có thể sử dụng để mua trước trả sau đa dạng sản phẩm từ các mặt hàng điện tử, đồ công nghệ tại FPT Shop, CellphoneS, S52; mua mỹ phẩm, các thiết bị chăm sóc da tại Happy Skin, Mypham.vip, Mỹ Phẩm N,...; hay mua trước trả sau các dịch vụ du lịch như tại Mytour, Gotadi, Divui,... cùng  nhiều sản phẩm khác như thực phẩm tại FoodMap, TERRISA; đồ cho mẹ và bé tại Tuticare, Anh Khoi Kids,... và nhiều đơn vị khác.

Bên cạnh đó, ứng dụng mua trước trả sau Kredivo còn có giao diện thân thiện, dễ sử dụng. Đồng thời ứng dụng có liệt kê chi tiết các khoản mua trước trả sau giúp bạn dễ theo dõi và thanh toán khi đến kỳ hạn.

Hiện nay, ngày càng nhiều bạn trẻ ứng dụng hình thức mua trước trả sau để linh hoạt hơn trong chi tiêu. Bên cạnh đó giúp giảm thiểu áp lực tài chính khi muốn mua sắm các vật dụng cần thiết cho công việc hay cuộc sống. 

 

Bích Thu