|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Bà Nguyễn Thị Thanh được bầu làm Phó chủ tịch Quốc hội

18:25 | 06/06/2024
Chia sẻ
Chiều 6/6, Quốc hội đã bầu đồng chí Nguyễn Thị Thanh giữ chức Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chiều 6/6, Quốc hội tiến hành bỏ phiếu kín bầu Phó Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với bà Nguyễn Thị Thanh. Với 465/467 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết đồng ý thông qua Nghị quyết bầu Phó chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với bà Nguyễn Thị Thanh.

Trước khi được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Quốc hội, bà Nguyễn Thị Thanh là Uỷ viên Ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng ban Công tác đại biểu.

Tân Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh. (Ảnh: Tiền Phong).

Bà Thanh sinh năm 1967, quê quán tại tỉnh Ninh Bình. Năm 1988, bà tham gia làm cán bộ chuyên trách, Ủy viên Ban Thường vụ Thị đoàn Ninh Bình, Ủy viên BCH Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã.

Năm 1992, bà Thanh công tác tại Tỉnh đoàn Ninh Bình với chức vụ Phó Văn phòng. Từ 10/1992 đến 11/1993, bà làm Thường vụ Tỉnh đoàn, Trưởng Ban Phong trào thanh niên Tỉnh đoàn, Ủy viên BCH Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh sau đó trở thành Thường vụ Tỉnh đoàn, Chánh Văn phòng Tỉnh đoàn Ninh Bình.

Tháng 8/1996 bà được phân công giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội Đồng đội tỉnh sau đó làm Bí thư Tỉnh đoàn và trở thành Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy từ năm 2007.

Trải qua nhiều vị trí công tác tại tỉnh uỷ Ninh Bình, từ năm 2011 bà Thanh là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIII tỉnh Ninh Bình, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy

Từ năm 2016, bà chính thức trở thành Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh uỷ Ninh Bình và đến năm 2020 giữ chức Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đến nay, bà là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia; Chủ tịch Nhóm nghị sỹ hữu Việt Nam - Hàn Quốc; Phó Chủ tịch Nhóm nữ ĐBQH Việt Nam; thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

Hạ An

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.