|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Australia tăng kiểm soát hàng thuỷ sản Việt Nam

13:33 | 30/08/2016
Chia sẻ
Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Australia thông báo qui định mới của Úc về việc tăng cường tần suất kiểm tra hàng thuỷ sản nhập khẩu vào nước này.

Theo đó, Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Australia – New Zealand đã phân loại thực phẩm nhập khẩu vào Australia theo nhóm sản phẩm, bao gồm nhóm sản phẩm rủi ro và nhóm sản phẩm giám sát, đồng thời ban hành chế độ kiểm tra nhập khẩu tương ứng theo từng nhóm.

Đối với các cơ sở chế biến thuỷ sản Việt Nam có lô hàng bị cảnh báo và đã có các biện pháp khắc phục và được Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản (Nafiqad) thẩm tra phù hợp, thì theo phía Australia, việc dỡ bỏ chế độ kiểm tra tăng cường đối với các lô hàng thuỷ sản của các doanh nghiệp này hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả kiểm tra nhập khẩu đối với các lô hàng tiếp theo của doanh nghiệp.

Theo đó, đối với nhóm sản phẩm thuỷ sản rủi ro gồm: giáp xác luộc/tôm, cá thu/cá ngừ, cá đã chế biến và ăn liền, thuỷ sản phối trộn… tỷ lệ kiểm tra ban đầu của nhóm này là 100% các lô hàng. Nếu 5 lô hàng liên tiếp đạt yêu cầu, tỷ lệ kiểm tra sẽ giảm xuống còn 25%. Nếu 20 lô hàng tiếp sau đó đạt yêu cầu, tỷ lệ kiểm tra sẽ giảm xuống còn 5%. Nếu có bất kỳ lô hàng nào không đạt yêu cầu thì sẽ quay lại tỷ lệ kiểm tra 100% như lúc đầu.

Nhóm sản phẩm thuỷ sản giám sát gồm cá, bột cá tươi, ướp lạnh, đông lạnh, khô, ướp muối, cá mòi, cá hồi và sản phẩm dạng mắm từ cá đã sơ chế, bảo quản hoặc đóng hộp. Nhóm sản phẩm thuỷ sản cần giám sát thứ hai là cá/giáp xác (tươi, ướp lạnh, đông lạnh) có nguồn gốc nuôi trồng. Tần suất kiểm tra nhóm thuỷ sản trên sẽ theo tỷ lệ kiểm tra ban đầu là 5%. Nếu có lô hàng vi phạm, tỷ lệ kiểm tra sẽ là 100%. Nếu 5 lô hàng liên tiếp đạt yêu cầu, tỷ lệ sẽ giảm xuống còn 5%.

Theo Chính phủ

Tiêu dùng là động lực quyết định tăng trưởng của nền kinh tế 2025
Với nhận định trên, TS. Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê kiến nghị Chính phủ có các giải pháp để tăng thu nhập của người dân, kích thích tiêu dùng nội địa.