|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

ASEAN trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc khi chuỗi cung ứng phát triển

21:10 | 15/07/2020
Chia sẻ
Trung Quốc quay sang khối láng giềng ASEAN khi chiến tranh thương mại đã gián đoạn việc tiếp cận thị trường Mỹ.
ASEAN trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc khi chuỗi cung ứng phát triển - Ảnh 1.

Khối ASEAN chiếm 14,7% tổng thương mại của Trung Quốc trong nửa đầu năm, tăng 0.7% so với năm ngoái. (Ảnh minh họa: Cục Hải quan).

Theo Nikkei Asian Review, Đông Nam Á đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong nửa đầu năm, khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung buộc quốc gia này phải cân nhắc lại chuỗi cung ứng toàn cầu của mình.

Theo đại diện Cục Hải quan của Trung Quốc, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Trung Quốc với 10 quốc gia thành viên ASEAN từ đầu năm tăng 2%, lên 297,8 tỉ USD. Đồng thời, khối ASEAN chiếm 14,7% tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc trong giai đoạn này, tăng 0.7% so với năm ngoái.

Từng là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, tuy nhiên liên minh châu Âu đã giảm 5% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu với quốc gia này, xuống còn 284,1 tỉ USD, một phần do Anh đã rời khỏi Brexit.

Trong khi đó, Mỹ xếp hạng ba khi sụt giảm 10% trong bối cảnh mối quan hệ song phương xấu đi. EU và Mỹ lần lượt chiếm 14% và 11,5% trong tổng xuất nhập khẩu của Trung Quốc trong nửa đầu năm nay.

Hiện tại, Trung Quốc đang nhanh chóng xây dựng chuỗi cung ứng mới ở Đông Nam Á khi cuộc xung đột với chính quyền Washington đang dần làm mất khả năng tiếp cận với thị trường Mỹ. 

Các nhà sản xuất có trụ sở tại Trung Quốc cũng đang chuyển sản xuất sang khu vực này để tránh thuế nhập khẩu mà Mỹ áp đặt.

"Trung Quốc đang duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các nước như Việt Nam, Malaysia và Singapore, các nước này là một phần của chuỗi cung ứng toàn cầu cho ngành công nghiệp điện tử", đại diện phía hải quan ông Li Kuiwen cho biết.

Chất bán dẫn đã đóng góp phần lớn trong mối quan hệ thương mại của hai bên, với số lượng các chuyến hàng từ ASEAN đến Trung Quốc tăng 24%, và từ Trung Quốc sang ASEAN tăng 29%, tính theo nhân dân tệ.

Do mối quan hệ xấu đi và cạnh tranh càng tăng trong lĩnh vực công nghệ, nhiều lô hàng chip điện tử từ Mỹ sang Trung Quốc được vận chuyển thông qua các nước Đông Nam Á.

Hiện nay, các công ty Trung Quốc đang xây dựng các trung tâm sản xuất tại các nước ASEAN để tránh thuế quan của Mỹ đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Một số nhà máy này có sử dụng các linh kiện được nhập từ Trung Quốc.

Theo Cơ quan Đầu tư nước ngoài của Việt Nam, họ đã đã phê duyệt 3 tỉ USD đầu tư trực tiếp mới từ Trung Quốc, tăng 75% so với năm trước. Điều này làm cho Trung Quốc trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ ba tại Việt Nam.

Trong nửa đầu năm, đầu tư của Trung Quốc chậm đi 30%, nhưng vẫn cao hơn gấp đôi so với nguồn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của quốc gia này vào Việt Nam tăng 14% trong 6 tháng đầu năm, là mức tăng lớn nhất trong số các đối tác thương mại.

Dự kiến vào tháng 10, Trung Quốc và ASEAN sẽ cập nhật thêm các điều khoản trong hiệp định thương mại tự do. Thỏa thuận này sẽ dự kiến đàm phán, sửa đổi "giảm các rào cản về nguồn gốc xuất xứ, tiền tệ, dịch vụ, đầu tư và các lĩnh vực khác, nhân đôi lợi thế của một hiệp định thương mại tự do", ông Li nói.

Với nỗ lực chống lại Mỹ, chính phủ Trung Quốc đã thúc đẩy thương mại với ASEAN và những nước tham gia khác trong kế hoạch Vành đai và Con đường. 

Trong nửa đầu năm, giao thương với các nước trong kế hoạch này chiếm tỉ lệ lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc.

Trong khi đó, 6 tháng trước, Mỹ và Trung Quốc đã kí một thỏa thuận thương mại với mục tiêu tăng xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc thêm 63,9 tỉ USD trong giai đoạn 2017 – 2020. 

Cũng theo kế hoạch này, xuất khẩu của Mỹ dự kiến sẽ tăng lên khoảng 110 tỉ USD trong 6 tháng, tuy nhiên thực tế chỉ 56,4 tỉ USD. Các lô hàng đậu nành và các sản phẩm nông nghiệp mà Tổng thống Donald Trump cho là ưu tiên thì cũng đã bị chậm lại.

Đối với giai đoạn hai của thỏa thuận: "Ngay bây giờ, tôi không nghĩ gì về điều đó", ông Trump nói hôm thứ Sáu vừa rồi. Dường như Mỹ một lần nữa có thể củng cố thái độ cứng rắn của mình về thương mại với Trung Quốc thông qua thuế quan bổ sung.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Minh Hằng

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.