|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Apple và tham vọng quy trình sản xuất khép kín

08:00 | 30/04/2017
Chia sẻ
Bloomberg đưa tin Apple muốn theo đuổi mục tiêu mới về sản xuất theo quy trình khép kín. Nhưng mục tiêu này sẽ không bao giờ đạt được nếu Apple không giải quyết được vấn đề nguyên liệu tái chế.
apple va quy trinh san xuat khep kin
Ảnh minh họa. (Nguồn: Bloomberg)

Trước khi sự kiện ngày Trái đất diễn ra, Apple công bố mục tiêu mới của tập đoàn: tạo ra máy tính, điện thoại và đồng hồ mà không khai thác bất kỳ một nguyên liệu thô mới nào. Thay vào đó, họ sẽ sản xuất các sản phẩm của mình “chỉ bằng những nguồn có thể tái sinh và các nguyên liệu tái chế”. Điều này được biết đến là một “quy trình khép kín”, nghĩa là sản phẩm mới sẽ được sản xuất từ những thiết kế cũ của cùng một sản phẩm. Nếu thành công, Apple sẽ không cần lo lắng về việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, tránh được mâu thuẫn về khoáng sản và những yếu tố rắc rối khác của việc chế tạo công nghệ cao trong thế kỷ 21.

Đây là một ý tưởng táo bạo, thậm chí đối với Apple, một tập đoàn có thể tự hào về những thành công trước đây trong việc đẩy mạnh sản xuất và hoạt động bền vững. Tuy nhiên, vì cả những khó khăn công nghệ và thương mại, nó đã gần như thất bại.

Quy trình khép kín tái chế không phải là một ý tưởng mới. Những năm 1930, công ty Ford Motor đã giành ra nhiều năm điều hành một nhà máy tiêu tốn tiền bạc với mục đích tái chế những chiếc xe Ford cũ thành nguyên liệu thô cho những chiếc xe mới. Hay gần đây, Dell đã phát triển một dòng máy tính từ các nguyên liệu của những thiết bị cũ. Công ty Dell và các đối tác sản xuất đã chế tạo ra những chi tiết bằng nhựa cho những chiếc máy tính từ những đồ điện cũ từ năm 2014, và quy trình này đã giúp chi phí của Dell và ảnh hưởng môi trường giảm xuống.

Đối với Apple, họ lên kế hoạch tập trung vào tái chế 44 phụ kiện trong các sản phẩm của mình. Trong khi, một số thành phần, như nhôm, đã được tái chế, nhiều thành phần khác không bao giờ có thể. Ví dụ, theo Apple, một chiếc iPhone 6 gồm 0,01 ounce giá trị những nguyên tố hiếm của tự nhiên (17 nguyên tố hóa học quan trọng đối với ngành công nghệ hiện đại) trong các bộ phận, bao gồm loa và màn hình cảm ứng. Đó là một khối lượng nhỏ mà không thể tách ra trong sản xuất thương mại sử dụng công nghệ hiện tại. Apple thừa nhận rằng mục đích của họ chỉ là khát vọng ở thời điểm hiện tại.

Apple có thể tái chế những chất quý hiếm tự nhiên từ những sản phẩm không do họ sản xuất, những công nghệ mới biến việc tách những thành phần quý hiếm từ những nam châm cũ và bóng đèn LED là có thể. Những điều này rõ ràng sẽ phá vỡ quy trình khép kín. Những yếu tố thông thường khác được tìm thấy trong công nghệ của Apple, như tanta và vonfram, hai kim loại hiếm được sử dụng với số lượng nhỏ, sẽ cũng khó có thể tái chế trong bất kỳ một quy trình tiết kiệm chi phí nào.

Giống với các thách thức kỹ thuật, Apple phải đối mặt với những vấn đề cấp bách hơn: làm thế nào để có thể có đủ số iPhone và iPad cũ để duy trì một quy trình khép kín thực sự. Hiện tại, Apple đang khuyến khích khách hàng trả lại thiết bị cũ thông qua một chương trình “làm mới”, một số trường hợp sẽ đổi lấy phiếu quà tặng hoặc ít nhất có nhận thức lành mạnh hơn.

Tuy nhiên, ngay cả một cuộc khảo sát thông thường bởi eBay và các thị trường toàn cầu khác cho thấy chương trình mua lại của Apple không có tính cạnh tranh khốc liệt. Ví dụ, một chiếc điện thoài iPhone 4 đã qua sử dụng với tình trạng tốt có thể bán với hơn 100 USD trên mạng trực tuyến, trong khi Apple không cung cấp bất kỳ một khoản bồi thường nào. Robot tái chế Liam của Apple được thiết kế để tháo dỡ dòng iPhone 6 đời 2014, hiện được bán mới mức giá đã qua sử dụng là hơn 300 USD.

Ở thành phố Thâm Quyến của Trung Quốc, các bộ phận điện thoại cũ chẳng liên quan tới Apple còn được sử dụng được để tạo ra một chiếc điện thoại giống hệt iPhone. Theo một video được lan truyền mới đây trên Youtube khi một người đã tạo ra một chiếc điện thoại iPhone hoạt động được từ một mẫu gồm nhiều bộ phận khác nhau lấy từ nguồn ở Thâm Quyến.

Chẳng có gì có thể ngăn cản Apple mua lại sản phẩm cũ của mình với giá thị trường. Nhưng điều đó nghĩa là phải thừa nhận rằng giá trị những gì mà Apple thu lại từ tái chế sẽ thấp hơn nhiều giá trị mà hãng này phải bỏ ra để thu hồi máy cũ từ khách hàng. Đó sẽ là một trở ngại tâm lý đối với một công ty muốn thuyết phục người tiêu dùng rằng họ liên tục cần nâng cấp lên những thiết bị mới nhất.

Apple có lẽ nên bớt mơ mộng với khả năng tạo ra một quy trình khép kín cho các sản phẩm của họ, và thay vào đó cam kết tăng hàm lượng nguyên liệu tái chế trong các dòng sản phẩm hiện tại. Apple đã bắt đầu sử dụng thiếc tái chế trong dòng iPhone 6s.

Không phải Apple, người tiêu dùng mới là nhân tố quyết định khi nào thì bán điện thoại của mình, để chuyển nó thành nguyên liệu cho tái chế.

Lyly Cao

Ngành thép và mối lo ngại với 'biến số' Tổng thống Trump
Nhiều đơn vị phân tích đều đánh giá ngành thép sẽ chịu tác động tiêu cực sau khi ông Donald Trump lên làm Tổng thống. Cổ phiếu thép liên tục đỏ lửa sau ngày công bố kết quả bầu cử cho thấy những góc nhìn kém lạc quan của nhà đầu tư về ngành này.