Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho hay trong số các nước, có thể nói Mỹ là quốc gia khởi xướng nhiều nhất các vụ điều tra và áp dụng thuế, phòng vệ đối với Việt Nam. Tính đến hiện tại đã có đến 27 vụ. Đứng thứ hai là Thổ Nhĩ Kỳ, thứ ba là Ấn Độ và thứ tư là Liên Minh Châu Âu.
Sau khi xem xét các tác động của biện pháp tới lợi ích kinh tế xã hội, Ủy ban Chống bán phá giá Indonesia đã chấm dứt điều tra và không áp dụng biện pháp chống bán phá giá với tôn màu của Việt Nam.
Thổ Nhĩ Kỳ kết luận sản phẩm dây hàn nhập khẩu từ Việt Nam đã bị bán phá giá và gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa. Biên độ bán phá giá đối với doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam là 27,9% - 29,65%.
Mặc dù Nhựa An Phát có kế hoạch triển khai mở rộng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới nhưng các mặt hàng dự kiến xuất khẩu không thuộc nhóm sản phẩm nói trên. Vì vậy công ty cho rằng, việc điều tra lần này không ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh năm 2017.
Hôm 21/2, Bộ Thương mại Mỹ quyết định áp thêm thuế nhập khẩu đối với sản phẩm dầu diesel sinh học từ Argentina và Indonesia, tăng thuế chống bán phá giá thêm khoảng 60,44 - 276,65% đối với loại nhiên liệu vốn đã chịu thuế chống trợ cấp quá cao này.
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.