|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Ai là chủ nhân của chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Eleven Việt Nam?

13:52 | 17/08/2016
Chia sẻ
 7-Eleven Việt Nam là dự án hợp tác giữa công ty con của 7-Eleven Nhật Bản có văn phòng đặt tại Mỹ và liên doanh mới là Công ty CP Seven System Vietnam.

Mới đây, tờ Nikkei của Nhật Bản đã có bài viết cho biết chuỗi cửa hàng tiện lợi hàng đầu Nhật Bản là 7-Eleven sắp tham gia vào cuộc chiến thị trường bán lẻ tại Việt Nam. Cụ thể tờ này cho biết, chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Eleven đầu tiên dự kiến sẽ mở ở Việt Nam vào tháng 2/2018.

Trước đó, 7-Eleven đã tỏ rõ tham vọng muốn tấn công thị trường Việt Nam. Khoảng giữa năm 2015, công ty này tuyên bố họ đã ký hợp đồng nhượng quyền độc quyền tại Việt Nam và dự định sẽ mở khoảng 1000 cửa hàng trong 10 năm tới.

7-Eleven Việt Nam là dự án hợp tác giữa công ty con của 7-Eleven Nhật Bản có văn phòng đặt tại Mỹ và liên doanh mới là Công ty CP Seven System Vietnam.Theo giấy phép đăng kí kinh doanh, Seven System Vietnam có trụ sở tại 412 Nguyễn Thị Minh Khai quận 1 TPHCM với các cổ đông sáng lập là Trần Thị Mỹ Hằng (1%), Nguyễn Thanh Tú (98%) và Đồng Thanh Vi (1%).

Với sự tham gia của 7-Eleven, dự đoán trong thời gian tới, thị trường bán lẻ của Việt Nam sẽ trở nên cạnh tranh cực kỳ gay gắt. Đây được xem là chuỗi cửa hàng tiện lợi “đáng sợ” nhất thế giới khi cứ 2 giờ trôi qua lại có một cửa hàng mọc lên ở đâu đó trên thế giới.

Dĩ nhiên đơn vị đầu tiên phải lo sợ sẽ là Vinmart+ - chuỗi cửa hàng tiện lợi thuộc tập đoàn Vingroup khi họ đang đi theo mô hình giống 7-Eleven.

Theo một khảo sát của Nielsen công bố hồi tháng 6/2016, với nhịp sống ngày càng nhanh hơn và quy mô hộ gia đình Việt ngày càng nhỏ dần, người Việt mong muốn tiện lợi trong mọi vấn đề, đặc biệt là việc lựa chọn cửa hàng để đi mua sắm.

Gần 6 trong 10 người mua hàng Việt Nam nói rằng quyết định lựa chọn cửa hàng của họ bị ảnh hưởng bởi vị trí thuận lợi của cửa hàng đó. Hơn nữa, gần 5/10 người tiêu cho biết việc dễ dàng lựa chọn và mua sắm sản phẩm trong một cửa hàng được thiết kế và trưng bày hàng hóa hợp lí cũng là một yếu tố quan trọng tác động đến việc lựa chọn nơi mua sắm của họ.

Khi nói đến các dịch vụ trong cửa tiệm mà có thể đáp ứng được nhu cầu của lối sống “luôn di chuyển” của người tiêu dùng, thì khoảng một nửa số người được hỏi nói rằng họ sử dụng dịch vụ ngân hàng (56%), các dịch vụ thức ăn nhanh (52%), đổ xăng (52%), các dịch vụ thư tín và dịch vụ café (47%), các dịch vụ thức ăn chế biến sẵn (45%) và các dịch vụ dược khoa (41%).

“Tiện lợi không chỉ là nói đến cửa hàng, mà nó đã trở thành một lối sống. Cửa hàng sẽ không biến mất trong thời gian gần, nhưng các cửa hàng sẽ phải thay đổi rất nhiều và rất mạnh trong thời gian tới khi thương mại điện tử ngày càng phát triển và sự mong đợi của người mua hàng liên tục thay đổi.

Các nhà bán lẻ cần phải xem xét các cửa hàng của họ sẽ đóng vai trò như thế nào trong chiến lược bán lẻ đa kênh của họ (omnichannel) và làm thế nào để họ có thể sử dụng chúng nhằm tăng cường các dịch vụ của họ cũng như cung cấp giá trị cho mỗi chuyến mua hàng của người tiêu dùng.”, ông Roberto Butragueño, Phó Giám đốc, Bộ phận Dịch vụ Bán Lẻ - Nielsen Việt Nam nhận định.

Theo Duy Khánh

Người Đồng Hành

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.