ADB: Các nước châu Á đang phát triển tăng trưởng ổn định trong giai đoạn 2016 - 2017
Trong bản cập nhật Triển vọng Phát triển châu Á năm 2016, ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2016 – 2017 đối với các nước châu Á đang phát triển ở 5,7% - không đổi so với dự báo hồi tháng 3/2016.
"Kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ tăng trưởng mạnh mẽ là yếu tố giúp các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á duy trì được động lực tăng trưởng. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách vẫn cần theo dõi các rủi ro suy thoái, như nguy cơ đảo ngược dòng vốn bởi những thay đổi trong chính sách tiền tệ tại các nền kinh tế phát triển, đặc biệt là ở Mỹ," Phó trưởng ban kinh tế Juzhong Zhuang của ADB nhận định.
Cụ thể, chính sách tài khóa và kích thích tiền tệ đang hỗ trợ rất lớn cho nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới – Trung Quốc. Theo đó, ADB nâng dự báo tăng trưởng GDP của nước này thêm 0,1 điểm % trong cả giai đoạn 2016 – 2017 lên lần lượt ở 6,6% và 6,4%.
Trong khi đó, kinh tế Ấn Độ được dự báo sẽ phục hồi mạnh mẽ nhờ giới tư nhân tăng mạnh chi tiêu, chính phủ thông qua kế hoạch cải cách thuế mang tính lịch sử cùng với những tiến bộ trong công tác tái cơ cấu bảng cân đối ngân sách của linh vực ngân hàng. Kinh tế Ấn Độ được dự báo sẽ tăng trưởng ở 7,4% trong năm 2016 và 7,8% trong năm tiếp theo.
Khu vực Nam Á theo đó cũng được dự báo là sẽ tăng trưởng lần lượt ở 6,9% và 7,3% lần lượt trong giai đoạn 2016 – 2017. Cả hai con số đều không đổi so với dự báo hồi tháng 3/2016.
Đối với khu vực Đông Nam Á, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2016 được nâng lên 4,5% nhờ các chính phủ mạnh tay đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là ở Philippines và Thái Lan. Đến năm 2017, tiểu khu vực này sẽ tiếp tục tăng trưởng ở 4,6% khi nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ tại các nước phát triển phục hồi và hàng hóa xuất khẩu tăng giá.
Ngược lại, các nền kinh tế thuộc khu vực Trung Á, như Azerbaijan, Kazakhstan và Turkmenistan, vẫn sẽ chịu áp lực từ đà lao dốc của giá dầu và gas, nhu cầu suy yếu và lượng kiều hối giảm. Kết quả là, ADB hạ dự báo tăng trưởng của khu vực xuống 1,5% trong năm 2016 từ dự báo 2,1% trước đó. Tuy nhiên đến năm 2017, kinh tế khu vực này dự báo sẽ phục hồi tăng trưởng lên 2,6%.
ADB lưu ý rằng, kinh tế khu vực châu Á vẫn phải đối mặt với nguy cơ tăng trưởng yếu ớt do kinh tế thế giới vẫn rất mong manh và Mỹ đánh tín hiệu sẽ tăng lãi suất mỗi năm một lần tính đến năm 2018. Việc Mỹ tăng lãi suất có thể làm đảo ngược dòng vốn vào châu Á cũng như gây khó khăn cho chính phủ các nước trong việc quản lý chính sách vĩ mô.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/