|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

'Nếu lạm phát tăng cao, buộc phải thắt chặt chính sách tiền tệ'

14:53 | 03/06/2022
Chia sẻ
Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, khi lạm phát cao ở mức độ hai con số, liều thuốc của các nước buộc phải chọn là thắt chặt chính sách tiền tệ.

Trao đổi bên lề kỳ họp Quốc hội với TTXVN, đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP HCM) nói về giải pháp chống lạm phát.

Ông cho rằng nước ta khi đang có cơ hội để kìm tốc độ tăng của lạm phát thì lại phải liên tục điều chỉnh giá xăng dầu, gây tác động tới tất cả các ngành hàng hoá, từ đó khó kiềm chế, kiểm soát lạm phát. Trong trường hợp phải sử dụng công cụ lãi suất để kiểm soát lạm phát thì cũng để lại những hậu quả tiêu cực.

Ông đề xuát để giảm áp lực lên lạm phát, các gói tài khóa tiền tệ như gói hỗ trợ doanh nghiệp trong việc giảm thuế, phí... cần được triển khai thật nhanh. "Chúng ta phải hành động gấp để lạm phát không tăng lên, tránh để khi bệnh nặng lại phải dùng 'thuốc liều cao", đại biểu TP HCM nói.

Theo ông, cần tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường và thuế tiêu thụ đặc biệt. Vì nếu giá cả tiếp tục tăng sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân, bởi trong hai năm đại dịch đã lấy đi phần tích lũy, nay lại gặp “bão giá” người dân sẽ vô cùng vất vả. Đối với doanh nghiệp, các chi phí đầu vào cũng tăng cao như chi phí vận chuyển, logistic…

Đối với ngân sách nhà nước, khi đặt vấn đề giảm thuế bảo vệ môi trường và thuế tiêu thụ đặc biệt, nhiều người lo ngại sẽ gây thất thu ngân sách, nhưng thực tế nếu giảm thuế đó sẽ kéo giảm được lạm phát và chi ngân sách giảm theo. Vì giá cả lên thì chi ngân sách tăng lên, ngay cả dự án đầu tư đang chuẩn bị thông qua hoặc đã thông qua rồi, các dự toán sẽ tăng lên thì rất nguy kịch, công trình dự án sẽ đội vốn và lãng phí. Vì vậy, phải chặn ngay vấn đề này.

 

Ông lấy ví dụ những năm lạm phát cao như năm 1986, 1987, 1988 là thời điểm Việt Nam mới chuyển sang nền kinh tế thị trường, hạch toán kinh doanh, quy định tỷ giá sát thị trường và chấp nhận cơ chế giá thị trường. Bài học gần nhất là năm 2008, lúc đó biến động xăng dầu trên thế giới tăng tới 141 USD/thùng, cộng với giá lương thực thực phẩm tăng, lạm phát tăng nhanh và khi lạm phát tại Việt Nam lên tới 23%, lúc đó tất cả các chi phí giá cả hàng hóa và đời sống người dân vô cùng khó khăn.

Theo ông, khi lạm phát cao ở mức độ hai con số, liều thuốc của các nước buộc phải chọn là thắt chặt chính sách tiền tệ. Hay nói cách khác, khi lạm phát cao thì phải “uống thuốc” liều cao. Việt Nam phải dùng lãi suất cao, có lúc lãi suất thị trường lên tới trên 20%. Việt Nam phải chấp nhận không quan tâm tới tăng trưởng kinh tế, ưu tiên hàng đầu là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và đảm bảo an sinh xã hội.

Nói riêng về vấn đề thắt chặt chính sách tiền tệ, mới đây, các chuyên gia của CTCP Chứng khoán VNDirect cho rằng lạm phát trong nước cao hơn dự kiến có thể cản trở đà phục hồi kinh tế và khiến chính sách tiền tệ trở nên thắt chặt hơn. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ít dư địa hơn để duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm hỗ trợ nền kinh tế. Bên cạnh đó, đồng USD mạnh lên cũng gây áp lực lên tỷ giá hối đoái của Việt Nam, dẫn đến nguy cơ rút vốn đầu tư gián tiếp khỏi Việt Nam, đồng thời gia tăng áp lực lên nợ công.  

Trước đó trong báo cáo hồi cuối tháng 3, CTCP Chứng khoán BIDV (BSC) nhận định với xu hướng lạm phát đang gia tăng, dự báo các nền kinh tế sẽ đẩy mạnh thắt chặt chính sách tiền tệ bắt đầu từ quý II. Việt Nam dự kiến vẫn sẽ duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng trong quý II và quý III, bắt đầu nâng lãi suất kể từ quý IV theo xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ của thế giới.  

Trái ngược quan điểm trên, trong báo cáo chiến lược tháng 5, Bộ phận phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research) lại cho rằng các yếu tố nền tảng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm nay vẫn được duy trì và trong ngắn hạn sẽ không xuất hiện rủi ro đối với những thay đổi trong chính sách, cả về tiền tệ và tài khóa.    


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hồng Hà

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.