8 lỗi phỏng vấn xin việc đáng sợ cảnh báo nhà tuyển dụng không hứng thú
Nguồn: Getty Images |
Cách tốt nhất để thể hiện niềm đam mê và nhiệt huyết chính là thông qua hành động và cách ứng xử. Thật không may, quá nhiều người sắc sai lầm khiến họ vụt mất công việc họ thực sự muốn.
Nếu bạn không muốn nhận được email “chúng tôi đã tìm được ứng viên phù hợp”, hãy tránh ngay 8 lỗi phỏng vấn sau:
1. Không nắm rõ công ty làm gì
Điều này quá hiển nhiên, nhưng bạn sẽ ngạc nhiên khi có rất nhiều người, ngay cả những ứng viên kì cựu, không chuẩn bị cho câu hỏi “Bạn biết gì về công ty chúng tôi?” Cho dù bạn nói với người phỏng vấn rằng bạn quan tâm đến vị trí đó bao nhiêu lần, sự thiếu siêng năng sẽ đáp rằng, “Tôi không quan tâm”. Hãy chắc chắn rằng bạn đã nắm được những điều cơ bản, chẳng hạn như công ty cung cấp dịch vụ gì, được thành lập khi nào, nhà sáng lập là ai và ít nhất một thông tin thú vị về công ty.
2. Đến muộn
Nếu bạn không đúng giờ, nhiều khả năng cuộc chơi cũng đã kết thúc. Việc đến muộn nói người phỏng vấn tin rằng “Thời gian của tôi quan trọng hơn công việc của anh”. Hãy luôn đến trước giờ hẹn phỏng vấn cũng như kiểm tra tình hình giao thông trong giờ cao điểm. Ít nhất, hãy đến sớm trước 10 phút. Điều này sẽ cho bạn thời gian để chuẩn bị tinh thần.
3. Mặc nhầm trang phục
Quá chặt, quá bó sát, quá ngắn, quá lộ liễu là những lỗi trang phục mà cả nam và nữ giới đều mắc phải. Việc “kiểm tra văn hóa doanh nghiệp” trước khi chọn trang phục phỏng vấn rất quan trọng. Chẳng hạn, không mặc áo hoodie tại ngân hàng đầu tư hoặc không mặc những bộ vest sang trọng tại công ty công nghệ khởi nghiệp. Nếu bạn ăn mặc không phù hợp, về cơ bản, bạn đang nói: “Tôi không phù hợp ở đây!”
4. Lan man vô nghĩa
Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn bằng cách luyện tập các câu trả lời ngắn gọn, xúc tích cho các câu hỏi thông thường: Hãy giới thiệu về bản thân bạn, thành tựu lớn nhất của bạn là gì, điểm mạnh và điểm yếu của bạn, v.v. Ghi âm/ghi hình lại câu trả lời để bạn có thể quan sát việc trình bày câu trả lời và điều chỉnh khi cần thiết. Nếu bạn lan man, bạn không chỉ nói với người phỏng vấn rằng bạn không chuẩn bị kĩ mà bạn còn thú nhận rằng “Tôi không biết nên đóng góp thế nào cho công ty”.
5. Nói dối, phóng đại, thổi phồng
Nếu bạn không trung thực, mọi điều bạn nói về bản thân như kinh nghiệm, thành tích, mục tiêu đề sẽ trở nên đáng ngờ. Thông thường, người phỏng vấn sẽ “thiết lập cấp độ” bằng cách yêu cầu ứng viên mô tả một dự án đang triển khai. Nếu xuất hiện sự sai lệch giữa những gì bạn đang làm và những gì bạn tuyên bố là phạm vi và mức độ công việc hiện tại của mình, đồng nghĩa rằng bạn đang nói “Anh không nên tin bất cứ điều gì tôi đã nói”.
6. Vượt “làn đường”
Bạn không có trách nhiệm thiết lập tốc độ của cuộc phỏng vấn. Hãy luôn ở yên tại làn đường của bạn và tiếp tục di chuyển. Giống như lái xe trên xa lộ, bạn không thể lái xe với tốc độ bạn muốn. Bạn cần phải phán đoán tốc độ của người khác. Hãy điều chỉnh sao cho phù hợp với tốc độ của người phỏng vấn trong cuộc trò chuyện cho-và-nhận. Bạn tăng tốc đồng nghĩa rằng bạn đang nói “Tôi thật tuyệt vọng” và đạp phanh đồng nghĩa rằng “Tôi không thích công việc này”.
7. Sốt ruột về những bước kế tiếp
Liên tục làm phiền người phỏng vấn không giúp củng cố vị thế của bạn trong tâm trí họ rằng bạn phù hợp với công việc. Thay vào đó, bạn đang hét lên “Tôi đang bất an”. Nếu họ nhận được nhiều email từ bạn, nội dung chính sẽ là “Trong 5 công việc tôi vừa phỏng vấn, chẳng ai nhận tôi, nên làm ơn, làm ơn, hãy thuê tôi!”
8. “Chơi” hết mình
Đừng kìm nén sự nhiệt tình của bạn. Nhiều người nghĩ rằng bằng cách đó, nhà tuyển dụng cuối cùng sẽ chấp nhận họ. Nếu bạn thực sự quan tâm đến công việc, hãy nỗ lực giải thích lí do bạn nghĩ rằng bạn sẽ phù hợp với vai trò và tổ chức. Nếu bạn không kết thúc mạnh mẽ, người phỏng vấn sẽ kết luận “Cậu không muốn công việc”. Và đoán xem, bạn sẽ không được nhận.
Xem thêm |