|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

7 sai lầm kinh điển dẫn tới thất bại của các CEO công nghệ

09:51 | 29/08/2019
Chia sẻ
Thất bại trong ngành công nghệ hiện nay có thể xảy ra rất dễ dàng nếu CEO phạm sai lầm cơ bản, như không chịu thay đổi hoặc làm việc đến kiệt sức.

Những khoảnh khắc quyết định thường đến mà không có cảnh báo hay dấu hiệu nào. Công nghệ hiện nay là ngành hấp dẫn nhất với tốc độ thăng tiến đều đặn, lương cao, văn phòng sáng sủa. Song những thất bại dễ dàng luôn rình rập phía sau ánh hào quang.

Bạn không thể xây dựng lại một sự nghiệp đổ vỡ mà không hiểu nguyên nhân dẫn đến đổ vỡ. Một sai lầm nhỏ trong khâu giám sát, quản lí hoặc tính toán thiếu hiểu biết đều có thể gây ra khủng hoảng. Thông thường, những người thất bại thậm chí không nhận ra bản thân đã mắc phải sai lầm.

Dưới đây là 7 sai lầm kinh điển của các CEO trong ngành công nghệ sẽ đưa doanh nghiệp của họ tới bờ vực nguy hiểm, theo tạp chí chuyên ngành CIO.

Không hiểu biết gì khác ngoài công nghệ

Các CEO công nghệ, những người không bận tâm tìm hiểu về lĩnh vực công nghiệp của họ và thế giới kinh doanh nói chung thường không đạt được thành công và sự nghiệp lâu dài.

Dù hiểu đầy đủ các công nghệ cần thiết để hỗ trợ mục tiêu của doanh nghiệp là điều cần thiết nhưng giá trị thực sự của một CEO công nghệ nằm ở khả năng xây dựng dòng sản phẩm hàng đầu cũng như quản lợi nhuận. 

Khi các CEO công nghệ bỡ ngỡ trước những khó khăn và thách thức của thị trường kinh doanh và doanh nghiệp, họ không thể thực hiện hay đưa ra chiến lược công nghệ hỗ trợ hiệu quả những mục tiêu lâu dài hay khắc phục vấn đề cấp bách.

Không đạt các năng phi công nghệ quan trọng

Trong khi ngành công nghệ, về bản chất, có tính định hướng cao, việc thăng tiến trong ngành này lại đòi hỏi nhiều năng phi công nghệ, như lập kế hoạch, lập ngân sách và hợp tác. 

Jeff Atkinson, CIO của trung tâm dữ liệu và giải pháp đám mây INAP, cho biết: "Nếu một CEO không trau dồi và mở rộng các  năng của mình, anh ta sẽ không bao giờ giữ được tính cạnh tranh khi ngồi vào ghế lãnh đạo".

Thành công ở vị trí thấp hơn không đảm bảo thành công trong tương lai ở một vị trí cao hơn, dẫn dắt doanh nghiệp. Trên thực tế, những quyết định thiếu sáng suốt được đưa ra ở cấp độ cao có thể phá hoại toàn bộ sự nghiệp một người, một doanh nghiệp hoặc cản trở sự tiến bộ lâu dài. 

Xem nhẹ các mối quan hệ đối tác

Không xây dựng mối quan hệ hiệu quả với các CEO và đồng nghiệp, cộng sự trong và ngoài tổ chức, các CEO công nghệ cũng thường ít quan tâm đến những ưu tiên, thách thức và thay đổi tác động đến sản phẩm và thị trường. 

"Bạn sẽ nâng cao vị thế cố vấn chiến lược của mình khi có thể cảm nhận thị trường thông qua việc trao đổi ý tưởng thường xuyên với các CEO khác", Chris Sotomayor, cố vấn cao cấp tại Point Road Group, cho biết. 

Mạng lưới quan hệ là chìa khóa cho sự thăng tiến sự nghiệp. "Các hiệp hội chuyên nghiệp, hội nghị, họp lớp,... đều là những nơi tuyệt vời để bắt đầu tạo dựng mạng lưới mối quan hệ mới và xây dựng sự gắn bó", Sotomayor nói.

Không duy trì mạng lưới quan hệ bền vững với các cộng sự sẽ làm tăng rủi ro trong công việc kinh doanh và cả khi tìm kiếm công việc mới.

105033562-GettyImages-152401863

Những CEO trong ngành công nghệ cần không ngừng trau dồi kĩ năng chuyên môn và lãnh đạo. Ảnh: CIO

CEO không phải là chuyên gia thuật

Dù trải qua các cấp độ thăng tiến nghề nghiệp thấp hơn trong ngành là bước tất yếu, các năng thuật thông thường cuối cùng thường được giao cho cấp dưới hoặc thuê ngoài.

 "Cách tốt nhất để giám đốc hoặc người quản  trong ngành công nghệ không tự biến mình trở thành nhân viên là nắm chắc  thuật trong một lĩnh vực cụ thể và duy trì vị trí cố vấn", David Glazer, trưởng nhóm thực hành CIO tại Info-Tech Research Group, cho biết.

Trong nhiều thập kỉ, các CEO công nghệ thường được biết đến như những người lập dị, kĩ năng thuyết trình kém và chỉ giỏi giải quyết vấn đề với máy móc. "Vấn đề của việc quá thuật là bạn không biết nên nói gì trong một cuộc họp", Glazer nói. 

Không chấp nhận thay đổi

Các doanh nghiệp không ngừng phát triển định hướng, mục tiêu và nhu cầu công nghệ. "Thất bại trong việc chấp nhận thất bại để thay đổi có thể gây ra hậu quả lớn cho các CEO công nghệ", Joe Bailey, giám đốc My Trading Skill, chia sẻ. 

Không theo kịp sự phát triển của doanh nghiệp và công nghệ là sai lầm lớn trong bất cứ ngành nghề nào, đặc biệt với những người có thâm niên trong ngành và tư duy kiểu cũ. "Thay đổi là điều nên làm và để bạn vẫn là người dẫn đầu trong công nghệ, bạn cần sẵn sàng thay đổi khi thời khắc đã đến", ông nói.

Sự thay đổi nhanh chóng có ảnh hưởng đến thực tiễn kinh doanh, các chức năng của từng bộ phận doanh nghiệp cũng như công nghệ áp dụng cho mỗi ngành nghề.

Làm việc đến kiệt sức

Nhiều CEO công nghệ không thể duy trì được sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc lành mạnh và do đó, kiệt sức chỉ sau vài tháng.

Cách tốt nhất để ngăn chặn hậu quả này là xác định ranh giới khối lượng công việc và thời gian xử lí. Scott Gibson, phó chủ tịch cấp cao của Sungard cho biết: "Các CEO nên tôn trọng thời gian nghỉ ngơi vào buổi tối, cuối tuần và nghỉ, trừ những trường hợp khẩn cấp thực sự".

Dù các CEO mới thường muốn gây ấn tượng với nhân viên và các cộng sự quản lí bằng cách thể hiện năng lượng và sự tháo vát, những nỗ lực vượt trội này thường dẫn đến kết quả ngược lại. Xây dựng chiến dịch thúc đẩy hiệu suất dài hạn hiệu quả là một cách thông minh để giữ vững cả sự nghiệp và sức khỏe.

Không chú trọng dịch vụ chăm sóc khách hàng

Nhiều CEO mới luôn tập trung vào các vấn đề thuật và kinh doanh quan trọng nên dễ dàng bỏ quên hoặc bỏ qua khía cạnh dịch vụ chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp. "Nếu một CEO công nghệ không bao giờ đặt mình vào vị trí của khách hàng để thấu hiểu nhu cầu của họ thì anh ta chỉ có thể giữ ghế lãnh đạo tạm thời", Cantor nói. 

Điều quan trọng là đi xa hơn những giao tiếp qua màn hình như phân tích các nhận xét của khách hàng, tập trung vào những người có phản hồi tiêu cực để nắm được vấn đề.

Thu Phương

Sự kiện chứng khoán nổi bật 2024: Thách thức mốc 1.300 điểm, khối ngoại bán ròng kỷ lục, VNDirect bị hacker quốc tế tấn công
Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục tăng trưởng năm thứ hai liên tiếp (2023 - 2024). Cùng điểm lại những sự kiện đáng chú ý nhất ngành chứng khoán trong năm qua như sự kiện nhà đầu tư nước ngoài bán ròng kỷ lục, hệ thống của VNDirect bị hacker quốc tế tấn công.