6 kịch bản cho đồng euro: bị sụp đổ hay được cứu vớt
Chủ đề sự tan vỡ của đồng euro lại được xới lên trong thời gian gần đây, khi xuất hiện những người theo chủ nghĩa dân túy đòi phá bỏ đồng tiền chung như nữ ứng viên Tổng thống Pháp, bà Marine Le Pen. Giới doanh nghiệp và đầu tư, bao gồm cả ông Jamie Dimon - giám đốc điều hành của JPMorgan Chase & Co, nói rằng không có điều gì có thể bị ngăn chặn hoàn toàn. Cùng lúc đó, cũng có những ý kiến rằng đồng euro đã sống sót qua hàng loạt khó khăn kể từ khi hình thành năm 1999, vì có một lực lượng các nhà chính trị và kinh tế gia sẵn sàng làm mọi thứ để hỗ trợ cho đồng tiền.
Bloomberg đưa ra 3 kịch bản về khả năng tan vỡ của đồng tiền EUR, và 3 kịch bản đồng tiền EUR vượt qua khó khăn, với ý kiến của các chuyên gia về tỷ lệ phần trăm các kịch bản này sẽ xảy ra.
3 kịch bản đồng EUR có thể bị chia rẽ
Kịch bản 1: Bà Le Pen trở thành tổng thống Pháp
1. Sau khi các đối thủ bị hạ gục vì nhiều bê bối, bà Marine Le Pen chứng minh rằng kết quả những cuộc thăm dò trước đó đã sai bằng việc chiến thắng vòng 2 cuộc bầu tổng thống Pháp. 2. Sau khi giành thắng lợi, bà tiếp tục kêu gọi một cuộc trưng cầu dân ý về việc rời khỏi EU và lại chiến thắng. |
3. Khi đó, một loạt nguồn vốn sẽ không chỉ rời khỏi Pháp, mà còn ở các quốc gia đã trưng cầu dân ý như Italy. Hàng loạt biện pháp kiểm soát vốn sẽ được đưa ra.
4. Không gặp phải vật cản nào, bà Le Pen sẽ mang đồng francs (FRF) trở lại và gắn nó với những gì còn sót lại của đồng EUR. Và điều đó là hoàn toàn không thể, dẫn đến giá của đồng FRF mới giảm.
5. Khủng hoảng thị trường tài chính diễn ra. Những thành viên khác cũng sẽ tiếp tục rời bỏ EU, chỉ để lại một số quốc gia phía Bắc châu Âu sử dụng loại đồng tiền chung này. |
Các chuyên gia nói rằng tỷ lệ xảy ra của viễn cảnh này là 15%. Ông Joerg Kraemer, chuyên gia kinh tế trưởng ở ngân hàng Commerzbank nói: “Chiến thắng của bà Le Pen trong cuộc tranh cử tổng thống sẽ dẫn đến việc Pháp rời khỏi liên minh châu Âu EU. Và thiếu đi sức nặng về chính trị, kinh tế của Pháp, phần còn lại của EU cũng khó mà tồn tại".
Kịch bản 2: Italy nghi ngờ đồng EUR
1. Trên bờ vực sụp đổ, hệ thống ngân hàng Italy lao đao khi các nhà làm chính sách EU hủy bỏ kế hoạch cứu trợ trị giá 20 tỷ euro. |
|
2. Khoảng cách giữa trái phiếu Italy và Đức đạt mức cao kỷ lục, gây ra cuộc tháo chạy trong các ngân hàng, khiến chính phủ mới phải áp dụng những biện pháp kiểm soát vốn trước khi nhanh chóng bị giải tán.
3 Sau nhiều năm liền tăng trưởng dưới mức triển vọng cũng như chịu tình trạng thất nghiệp và khủng hoảng tài chính, Italy quay sang ngờ vực đồng EUR. Ứng cử viên của Đảng M5S chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống tới và liên kết với Liên minh miền Bắc để mang đồng lira trở lại.
4. Họ quốc hữu hóa các ngân hàng và giành chiến thắng về trưng cầu dân ý trong việc tách ra khỏi EU, kết thúc 18 năm sử dụng đồng tiền EUR của Ý.
Tỷ lệ bỏ phiếu cho Five Star Movement năm 2013. Nguồn: Bloomberg |
Ông Jim Mellon, chủ tịch của Burnbrae Group đánh giá khả năng xảy ra của kịch bản này là 30%. Một chuyên gia nhận định “sẽ không cần nhiều để một trong những nền kinh tế lớn nhất EU, nơi mà đồng EUR không còn được hoan nghênh, rơi vào khủng hoảng. Nước đó là Italy, chứ không phải Hy Lạp hay Pháp, sẽ loại bỏ đồng tiền chung EUR”.
Kịch bản 3: Hy Lạp không thể chống đỡ được nữa - được đánh giá là có khả năng xảy ra nhất
1. Với việc các chủ nợ đang thúc giục cần cắt giảm trợ cấp hơn nữa, chính quyền của thủ tương Alexis Tsipras kêu gọi một cuộc bầu cử nhanh, và nói rằng những điều này không nằm trong thỏa thuần cứu trợ năm 2015. Bước đi của ông Tsipras giúp ông tìm lại cử tri cho mình và giành chiến thắng với lời hứa sẽ xóa bỏ nghèo đói, thiếu thốn.
2. Tuy nhiên, việc ông Tsipras không nhận được cảm thông ở nước ngoài khiến Hy Lạp chịu áp từ chính quyền các quốc gia vùng liên minh châu Âu. Athen không thể trả nợ với ngân hàng European Central Bank (ECB), làm ECB phải rút tiền ra khỏi ngân hàng.
3; Các khoản tiền gửi được chuyển thành hối phiếu, một hình thức của chứng từ nợ phi chính thức, khi các công ty và chính phủ bị buộc phải trao đổi hàng hóa và dịch vụ trong khi chờ đồng tiền mới được in. Điều này giúp Hy Lạp dần rời khỏi vùng EUR.
Khả năng xảy ra của khung cảnh này là 50%. Ông Mellon cho biết “sự sụp đổ của eurozone đang tới gần. Những quốc gia nhạy cảm nhất là Italy, Pháp, Bồ Đào Nha và Hy Lạp. Tôi nghĩ một trong 4 quốc gia này sẽ ra đi trong thời gian 18 tháng. Và sẽ không có bất cứ cảnh báo hay đàm phán nào”.
3 kịch bản vực dậy đồng EUR
Kịch bản 1: Khủng hoảng toàn cầu sẽ mang châu Âu gần nhau hơn.
1. Châu Âu sẽ tập trung vào hai khủng hoảng diễn ra đồng thời ở bên kia Đại Tây Dương và trong biên giới phía Đông Châu Âu.
2. Theo đó, tổng thống Donald Trump bắt đầu cuộc chiến thương mại nhằm vào Đức, trong khi tổng thống Nga Vladimir Putin thách thức biên giới với NATO ở phía Đông.
3. Đối mặt với lời uy hiếp lớn nhất đến an ninh liên minh Châu Âu từ chiến tranh thế giới thứ II, Đức quyết định đồng lòng với các nước còn lại trong liên minh.
4. Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel, đồng ý liên minh tài chính với các nước còn lại của EU để đổi lấy kỷ luật ngân sách của Đức.
5. Cuộc Đại Thương lượng, được ký ở Khải Hoàn Môn, sẽ kết thúc những năm tháng mơ hồ về mối liên kết tài chính dùng để gắn kết đồng tiền chung. Và EUR tăng trở lại.
Khả năng xảy ra của kịch bản được đánh giá ở mức 10%. Ông Nick Kounis của ngân hàng ABN Amro nói: “Mọi thứ đang ngày càng khó khăn, và sẽ còn khó khăn hơn nữa để các nước phía Bắc liên minh châu Âu chấp nhận chịu nợ với các nước yếu hơn”.
Kịch bản 2: Ông Schulz chiến thắng bầu cử Đức
1. Vì các chỉ trích đối với chính sách tị nạn của bà Merkel, người dân Đức kết luận thời điểm cho sự thay đổi đã đến. Ông Martin Schulz, ứng cử viên đảng Dân chủ xã hội, giành chiến thắng trong cuộc tranh cử chức thủ tướng Đức, thay thế bà Merkel.
2. Ông Schulz thể hiện mình sẵn sàng cho chính sách nới lỏng tài chính, và các chủ nợ của EU sẽ dễ tính hơn với mục tiêu thắt lưng buộc bụng của Hy Lạp. Theo đó, Hy Lạp thoát khỏi chương trình cứu trợ vào năm 2018 và quay trở lại thị trường trái phiếu.
3. Ông Schulz bày tỏ sự ủng hộ với trái phiếu châu Âu, tức là các khoản nợ do các quốc gia sử dụng đồng tiền chung euro phát hành chung. 4. Tiếp đó, ông sẽ từ từ phá bỏ chính sách kinh tế của bà Merkel và bắt đầu một giai đoạn tăng trưởng tài chính dù khiêm tốn, thúc đẩy nhu cầu trong nước. Thặng dư thương mại của Đức với Mỹ bắt đầu giảm, làm nguội đi căng thẳng với chính quyền Trump. |
|
5. Thủ tướng Hy Lạp Tsipras chào đón ông Schulz đến Athens. Đám đông và báo chí sẽ tung hô thủ tướng Đức là người đã cứu Hy Lạp và đồng EUR.
Kịch bản này được chuyên gia đánh giá 25%. Ông Nick Kounis của ngân hàng ABN Amro cho biết “Cách nói của ông Schulz có vẻ khác với bà Merkel, nhưng tôi nghĩ là sẽ không có chuyện ngay lập tức họ sẽ áp dụng trái phiếu châu Âu và một bộ tài chính châu Âu. Điều này là không thực tế”.
Kịch bản 3: Tự vượt qua
1. Đầu tiên, bà Le Pen sẽ thua trong cuộc tranh cử ở Pháp, Hy Lạp không vỡ nợ, các ngân hàng Italy vẫn hoạt động và và Merkel tiếp tục nhiệm kỳ thứ 4 là thủ tướng.
2. Giải thoát khỏi áp lực của một năm đầy hỗn loạn vì những cuộc bầu cử ở Châu Âu, bà Merkel sẽ bàn bạc với các thành viên khác để lập một bộ trưởng tài chính cho khu vực đồng tiền chung châu Âu trong tương lai không xa.
3. Bên cạnh đó, việc Hy Lạp miễn cưỡng thi hành chinh sách thắt lưng buộc bụng để được nhận cứu trợ sẽ tạo ra một cuộc khủng hoảng nhỏ mỗi năm, nhưng mỗi lần đều có một cuộc thỏa thuận vào phút chót, và tình hình kinh tế Hy Lạp sẽ từ từ được cải thiện.
4. Những quan ngại về tính ổn định của các ngân hàng kích thích khu vực đồng tiền chung châu Âu tiến tới hoàn thiện hiệp hội ngân hàng và đề xuất một hệ thống đảm bảo tiền gửi chung.
5. Năm 2020, 10 năm sau gói cứu trợ lần đầu của Hy Lạp, vùng EU vẫn gắn kết. Thực tế, nhiều quốc gia vẫn xếp hàng muốn tham gia vào liên minh này. Và dù vẫn chưa thành lập hiệp hội tài chính, nhưng chúng ta có thể đợi.
Đây là kịch bản được các chuyên giá đánh giá rất cao với 75%. Ông Nick Kounis của ngân hàng ABN Amro cho biết “đây là khung cảnh có khả năng diễn ra nhất”.