|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

4 thách thức CPTPP đặt ra cho nông sản Việt Nam

14:38 | 02/07/2019
Chia sẻ
Bên cạnh những cơ hội lớn khi hàng rào thuế quan được hạ xuống, nông sản Việt Nam đang đối mặt với bốn thách thức lớn về tiêu chuẩn kĩ thuật, thương chiến, chi phí lao động, sức ép cạnh tranh.

"Cởi trói" hàng rào thuế quan cho nông sản

Tại Hội thảo "CPTPP: Cơ hội và thách thức cho nông sản Việt Nam", Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết thời gian gần đây, bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp. 

Xu hướng bảo hộ mậu dịch đã nổi lên ở nhiều nước và khu vực, thậm chí ngay tại những quốc gia có truyền thống ủng hộ tự do hóa thương mại. 

Tuy nhiên, Việt Nam thuộc nhóm nước vẫn kiên định đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. 

"Tính đến nay, chúng ta đã ký kết 13 hiệp định thương mại tự do, trong số đó có những hiệp định với các tiêu chuẩn cao như CPTPP và FTA với EU.

Các hiệp định thương mại tự do là cơ hội để tăng xuất khẩu, góp phần xây dựng nhiều ngành mũi nhọn hơn nữa, cũng như nâng cao giá trị gia tăng của các ngành sản xuất nông nghiệp", Bộ trưởng thông tin.

ảnh_Viber_2019-07-02_12-06-07

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: Đức Quỳnh)

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Thào Xuân Sùng, nhận định việc CPTPP đi vào thực hiện với 11 thành viên sẽ tác động sâu sắc hơn nữa đến sản xuất nông nghiệp, đến nông dân bởi đây là Hiệp định thương mại tự do lớn thứ ba trên thế giới.

CPTPP được ghi nhận là hiệp định có tiêu chuẩn cao, toàn diện và cân bằng nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, nên nông dân cả nước sẽ được nâng cao trình độ canh tác nông nghiệp, hàng hóa đạt chuẩn quốc tế.

"Vì vậy, chúng ta phải nhận thức được thuận lợi, cơ hội, cũng như khó khăn, thách thức, nhất là lĩnh vực thương mại nông sản khi Việt Nam ngày càng đi sâu vào CPTPP và EVFTA", ông Thào Xuân Sùng nhấn mạnh.

Ông Trần Mạnh Báo, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình, cho biết việc tham gia hiệp định CPTPP mang đến cho nông sản Việt Nam cơ hội được "cởi trói" khỏi rào cản thuế quan trong khuôn khổ các nước thành viên của hiệp định. 

Từ đó, mặt hàng nông sản đứng trước ngưỡng cửa thâm nhập vào các thị trường tiềm năng lớn như Nhật Bản, Australia… với mức giá rẻ tương đối so với các mặt hàng nhập khẩu từ các nước không tham gia CPTPP như Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc…

Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho biết CPTPP là một thị trường lớn với tổng dân số khoảng 500 triệu người, tổng giá trị GDP năm 2018 là 11 nghìn tỉ USD, chiếm khoảng 13% GDP và 14% tổng kim ngạch thương mại toàn cầu.

Trong khối này, ngoài Nhật Bản đã là một thị trường lớn cho nhiều mặt hàng của Việt Nam, các thị trường lớn và tiềm năng khác trong khối này dự kiến Việt Nam có thể thAustralia đẩy xuất khẩu sẽ là Canada, Mexico, Peru và Australia; trong đó nông sản cũng là những mặt hàng mà các nước khối CPTPP đều có nhu cầu cao.

4 thách thức đặt ra với nông sản Việt

Ông Lực cũng chỉ ra 4 thách thức đặt ra từ hiệp định CPTPP. Quy định khắt khe về quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ là lực cản lớn đối với xuất khẩu của Việt Nam nói chung và nông sản nói riêng.

Cụ thể, theo quy định tại Chương 7 về các biện pháp An toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (Biện pháp SPS), các bên sẽ áp dụng đầy đủ các nội dung theo Hiệp định SPS và các bên sẽ phải thành lập Ủy ban SPS nhằm tăng cường việc thực thi của các bên về vấn đề này. 

Ông Lực thông tin trong những năm qua, tuy Việt Nam đã có nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu dẫn đầu thế giới như gạohồ tiêucà phê, thủy sản... nhưng những rào cản kỹ thuật như trên và cả yêu cầu về xuất xứ hàng hóa) vẫn luôn gây khó khăn với sản xuất và xuất khẩu nông sản Việt Nam.

Khó khăn thứ hai là các quy định về tiêu chuẩn lao động, công đoàn, nhiều khả năng sẽ tạo thêm nhiều chi phí phát sinh cũng như tăng chi phí lao động.

Thứ ba, quá trình dỡ bỏ các rào cản thuế quan sẽ tạo sức ép cạnh tranh rất lớn cho nhiều nông sản tại thị trường trong nước như rau quả, thịt, sữa và các sản phẩm từ sữa, thực phẩm đã qua chế biến từ các nước như Australia, New Zealand, Chile.

Cuối cùng, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tuy có thể giúp gia tăng xuất khẩu một số mặt hàng sang Mỹ và các nước lân cận nhưng ngược lại, hàng hóa của Trung Quốc được dự báo sẽ đẩy mạnh xuất khẩu sang Việt Nam, cạnh tranh với hàng hóa Việt Nam tại thị trường nội địa.

"Trung Quốc chú trọng thúc đẩy nhu cầu nội địa, bảo hộ thị trường trong nước bằng cách đưa ra nhiều rào cản kỹ thuật hơn. 

Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những tính toán cụ thể để cân nhắc trong việc lựa chọn, cơ cấu thị trường xuất khẩu trong bối cảnh mới", chuyên gia Cấn Văn Lực nhận định.

Đức Quỳnh

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.