|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

3.400 điều kiện kinh doanh: Giấy phép tinh vi hành doanh nghiệp

06:57 | 16/06/2017
Chia sẻ
Các chuyên gia cho rằng còn quá nhiều rào cản kinh doanh được dựng lên từ hàng trăm ngành nghề cấm kinh doanh, kinh doanh có điều kiện. Các rào cản được dựng lên từ hàng trăm điều kiện kinh doanh "con", hàng nghìn điều kiện kinh doanh "cháu" đang cản trở quá trình cải thiện môi trường kinh doanh, tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế.

“Tại sao chúng ta lại hành DN như vậy?”

Tại hội thảo điều kiện kinh doanh 2017 ngày 15/6, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) thốt lên: “Tại sao chúng ta lại hành DN như vậy?”.

3400 dieu kien kinh doanh giay phep tinh vi hanh doanh nghiep
Doanh nghiệp cần một môi trường kinh doanh thông thoáng. Ảnh: L.Bằng

Hàng loạt câu hỏi “tại sao” được vị viện trưởng này đặt ra. “Tại sao lại phải chứng nhận đủ điều kiện nghiên cứu khoa học, trong khi nó là một hoạt động bản năng sáng tạo của con người. Cấp giấy như vậy là triệt tiêu sáng tạo của con người”, ông Cung nói và dẫn dụ trường hợp một cá nhân phải sang Thái Lan đăng ký kinh doanh nhằm xuất sản phẩm sang Malaysia.

“Nghị định chế biến thực phẩm đòi hỏi phải dùng muối i-ốt trong khi chế biến ở nhiệt độ cao muối đâu còn I ốt. Nhiều điều kiện kinh doanh vô lý như vậy”, ông Cung dẫn chứng tiếp.

Theo Báo cáo Điều kiện kinh doanh 2017 của CIEM, hiện có 7 ngành nghề, 5 dịch vụ, và 19 hàng hóa cấm kinh doanh; 12 ngành nghề chỉ DNNN được kinh doanh; 1 dịch vụ, 7 hàng hóa hạn chế kinh doanh. Bên cạnh đó, có 243 ngành nghề, 69 dịch vụ, 23 hàng hóa kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật.

Phải nói thêm rằng, 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện chỉ là ngành nghề kinh doanh "mẹ", trong từng lĩnh vực cụ thể, mỗi ngành nghề kinh doanh "mẹ" lại gồm nhiều ngành nghề kinh doanh con, cháu. Điều này cho thấy số ngành nghề kinh doanh có điều kiện hiện nay nếu thống kê đầy đủ lên tới hàng nghìn ngành nghề.

Chẳng hạn, trong lĩnh vực giao thông vận tải số ngành nghề kinh doanh có điều kiện "mẹ" được thống kê là 30, nhưng số ngành nghề kinh doanh có điều kiện "con" lên tới 63 ngành nghề. Con số tương tự với các lĩnh vực tài chính là 20 ngành "mẹ", 60 ngành "con"; lĩnh vực y tế 16 ngành "mẹ" và 52 ngành "con"; lĩnh vực xây dựng là 17 ngành "mẹ" và 26 ngành "con"; lĩnh vực ngân hàng là 8 ngành "mẹ" và 31 ngành "con"…

Về hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh theo khảo sát của CIEM, có 31 dịch vụ, hàng hóa kinh doanh có điều kiện được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, 61 không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

Số văn bản quy phạm pháp luật về điều kiện kinh doanh được các bộ, ngành ban hành đang có hiệu lực hiện nay khoảng 300 văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, ngành Công thương dẫn đầu với 37 văn bản, kế tiếp lần lượt là ngành Giao thông vận tải 31 văn bản, Tài chính 26 văn bản, Văn hóa Thể thao và Du lịch 25 văn bản, Y tế 18 văn bản…

“Việc ban hành các văn bản này đã hình thành nên hàng trăm, hàng nghìn điều kiện cản trở sự thông thoáng của môi trường kinh doanh”, CIEM đánh giá.

3400 dieu kien kinh doanh giay phep tinh vi hanh doanh nghiep
Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo từng khiến nhiều DN phải ngậm ngùi đóng cửa.

Thành lập cơ quan “chặt chém” quy định?

Trình bày báo cao về điều kiện kinh doanh 2017, ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng CIEM cho biết, các bộ ngành đang quy định 3.407 điều kiện kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực. Số điều kiện kinh doanh trong ngành Công thương hiện nay là nhiều nhất với khoảng 700 điều kiện kinh doanh đã được bộ này ban hành. Một số bộ ngành khác cũng đang duy trì hàng trăm điều kiện kinh doanh như ngành Giao thông vận tải có 376 điều kiện, Tài chính 490 điều kiện, Y tế 327 điều kiện, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 270 điều kiện kinh doanh…

Cũng theo vị này, nếu chia trung bình 243 ngành nghề kinh doanh "mẹ" có điều kiện, mỗi ngành có 25 điều kiện kinh doanh, còn chia cho 600 ngành nghề "con" thì mồi ngành có từ 5-6 điều kiện kinh doanh. Đây là một rào cản thực sự lớn với quá trình cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trong những năm qua. Hàng nghìn điều kiện kinh doanh hiện nay có thể chia theo các nhóm điều kiện về hình thức pháp lý, điều kiện về năng lực sản xuất, điều kiện về nhân lực, điều kiện về năng lực tài chính.

TS Phan Đức Hiếu cho rằng: Phải cắt xén điều kiện kinh doanh, chặt chém quy định không thể thực hiện từ dưới lên. Phải thành lập cơ quan “chặt chém” quy định như ở Hàn Quốc (1999-2000); Thụy điển những năm 1980, hay ở Úc…. chứ không để bộ ngành tự làm được. Ở Thụy Điển các bộ, ngành của họ phải bỏ toàn bộ quy định về điều kiện kinh doanh để xây dựng lại sau 3 tháng.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam than phiền: “Giấy phép kinh doanh giờ tinh vi hơn như thủ tục thương mại. Như văn bản chấp thuận tuyến vận tải; văn bản chấp thuận của nhà sản xuất; hiện có nhiều loại quy hoạch ngành như một loại giấy phép. Loại này thường không có trình tự, không có hồ sơ”, ông Tuấn nói.

Ông Tuấn lưu ý: Có hàng loạt điều kiện kinh doanh can thiệp quyền tự do kinh doanh của DN. Đôi lúc cơ quan soạn thảo văn bản không phân biệt được chức năng quản lý và điều kiện can thiệp vào quyền tự do kinh doanh DN.

3400 dieu kien kinh doanh giay phep tinh vi hanh doanh nghiep Sửa đổi quy định về điều kiện nhập khẩu ô tô: Có thực sự “cởi trói” cho doanh nghiệp?

Bộ Công Thương và Bộ Giao thông Vận tải đang chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu trách, xây dựng dự thảo Nghị ...

3400 dieu kien kinh doanh giay phep tinh vi hanh doanh nghiep 5 công ty chứng khoán được cấp Giấy chứng nhận kinh doanh chứng khoán phái sinh

Ngày 19/05, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra thông báo cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phát sinh cho ...

3400 dieu kien kinh doanh giay phep tinh vi hanh doanh nghiep Chủ tịch VCCI: 'Boeing cũng không đáp ứng nổi điều kiện kinh doanh ở Việt Nam'

Với câu chuyện thanh kiểm tra nhiều lần doanh nghiệp, Chủ tịch VCCI đã thay mặt cộng đồng doanh nghiệp cảm ơn "món quà sớm" ...

Lương Bằng

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.