|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

20% số cổ phiếu Nhà Thủ Đức (TDH) giao dịch phiên sáng, giá đảo từ sàn sang trần

12:07 | 05/01/2021
Chia sẻ
Ghi nhận trong phiên giao dịch sáng nay (5/1), cổ phiếu TDH của Nhà Thủ Đức được "giải cứu" và không còn hiện tượng dư bán giá sàn hàng chục triệu như hai phiên giao dịch trước đó.

Trong 30 phút giao dịch đầu phiên sáng, cổ phiếu TDH giảm sàn xuống 8.780 đồng/cp. Lực mua gia tăng sau đó giúp cổ phiếu thoát khỏi trạng thái dư bán giá sàn. Có thời điểm, giá cổ phiếu TDH tăng kịch trần lên 10.100 đồng/cp. Tạm dừng phiên sáng, cổ phiếu TDH đứng giá 9.880 đồng/cp, tưng 4,7% so với cuối phiên hôm qua.

Khối lượng giao dịch cổ phiếu TDH sáng nay ở mức cao nhất kể từ khi niêm yết trên thị trường chứng khoán. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 22,5 triệu đơn vị, tương đương 20% số cổ phiếu đang lưu hành của công ty.

Trong phiên giao dịch 31/12/2020, cổ phiếu TDH giảm sàn sau khi công ty công bố thông tin nhận được hai quyết định do Cục thuế TP HCM ban hành, thông báo áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính và đề nghị thu hồi số tiền hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) xuất khẩu đã hoàn của kỳ thanh tra năm 2018 và nửa cuối năm 2019.

Tổng số tiền công ty phải hoàn cho Cục thuế TP HCM là 396,5 tỷ đồng, bao gồm tiền hoàn thuế GTGT bị thu hồi và tiền phạt chậm nộp. Khoản tiền này tương đương với lợi nhuận 3 năm gần nhất của doanh nghiệp này.

Mới đây nhất, ông Lê Dã Hạc, con trai ông Lê Chí Hiếu - Chủ tịch HĐQT công bố thông tin đã hoàn tất bán toàn bộ 77.510 cổ phiếu TDH, tương đương 0,068% vốn điều lệ. Giao dịch được thực hiện từ ngày 28/12/2020 đến ngày 30/12/2020 qua phương thức khớp lệnh.

Trước đó, bà Phạm Thị Xuân Lan, vợ ông Lê Chí Hiếu cũng đã bán ra 500.000 cổ phiếu TDH trong phiên 4/12, giảm tỷ lệ sở hữu từ 0,55% xuống còn 0,11%.


Hoàng Linh

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.