|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

2 dự án chậm tiến độ của Bộ VHTT&DL được gia hạn thêm thời gian thực hiện

15:44 | 08/07/2019
Chia sẻ
Phó Thủ tướng chỉ đạo thực hiện giải ngân vốn được giao thuộc Dự án đầu tư xây dựng công trình Cải tạo nhà làm trụ sở Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Pháp và Dự án đầu tư xây dựng Nhà sáng tác khu vực Nam bộ trong năm 2019.
Bộ VHTT

Ảnh minh họa.

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi các bộ, ngành liên quan về việc điều chỉnh thời gian thực hiện một số dự án của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTT&DL).

Theo đó, đối với Dự án đầu tư xây dựng công trình Cải tạo nhà làm trụ sở Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Pháp, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tập trung chỉ đạo thực hiện và giải ngân số vốn được giao đến hết ngày 31/12/2019.

Đồng thời, thực hiện nghiêm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công. Trường hợp đến hết năm 2019, số vốn được giao chưa giải ngân hết phải kéo dài sang năm 2020 (thuộc trường hợp đặc biệt) thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét theo thẩm quyền.

Trước đó, tháng 5/2007, Bộ VHTT&DL đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng về việc đề nghị phê duyệt dự án Xây dựng Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Pháp. Trong văn bản trả lời, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý việc mua nhà để xây dựng Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp.

Tháng 2/2010, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản gửi các bộ, ngành liên quan về việc thanh toán vốn ứng trước và bố trí kế hoạch vốn cho Dự án mua nhà và Dự án cải tạo nhà làm trụ sở Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Pháp.

Theo đó, về việc thu hồi 50 tỉ đồng vốn ứng trước của Dự án mua nhà làm trụ sở Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Thủ tướng yêu cầu Bộ VHTT&DL thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính.

Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về nguồn hoàn tạm ứng Dự án mua nhà làm trụ sở Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp…

Còn đối với Dự án đầu tư xây dựng Nhà sáng tác khu vực Nam bộ tại TP Cần Thơ, Phó Thủ tướng giao Bộ VHTT&DL chủ động phê duyệt điều chỉnh quyết định đầu tư dự án phù hợp với thời gian và số vốn giao kế hoạch, tập trung thực hiện và giải ngân trong năm 2019.

Dự án này được UBND TP Cần Thơ đồng ý phê duyệt vào năm 2010. Theo đó, UBND TP đồng ý quy hoạch phần đất có diện tích khoảng 10.000 m2 để xây dựng dự án.

Tháng 3/2019, Bộ VHTT&DL đã có báo cáo về nguyên nhân 2 dự án không hoàn thành đúng tiến độ.

Theo đó, Dự án Cải tạo nhà làm trụ sở Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp không đảm bảo tiến độ thực hiện dự án là do nhà thầu Chanin (nhà thầu chính) thực hiện gói thầu thi công xây dựng bị phá sản và đã ngừng thi công ngày 11/4/2018.

Dự án Đầu tư xây dựng Nhà sáng tác khu vực Nam Bộ tại TP Cần Thơ không đảm bảo tiến độ thực hiện dự án là do khả năng cân đối nguồn vốn ngân sách gặp khó khăn (năm 2014 dự án không được bố trí vốn để khởi công, đến năm 2015 mới được khởi công).


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thu Hà

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.