|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

15 ngày đầu tháng 4, cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam thâm hụt 750 triệu USD

16:36 | 07/05/2019
Chia sẻ
Trong nửa đầu tháng 4/2019, tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam giảm 10% so với nửa cuối tháng trước. Cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt 750 triệu USD.

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho biết, tổng trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 1 tháng 4/2019 (từ ngày 1/4 đến ngày 15/4/2019) đạt 20,19 tỉ USD, giảm 10%, tương đương giảm 2,24 tỉ USD so với nửa cuối tháng 3/2019.

Trong đó, tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong 1 tháng 4/2019 đạt 9,72 tỉ USD, giảm 17,3%, tương ứng giảm 2,03 tỉ USD so với 15 ngày cuối tháng 3/2019. Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/4, tổng trị giá xuất khẩu của cả nước đạt 68,55 tỉ USD, tăng 5,7%, tương ứng tăng 3,73 tỉ USD so với cùng kì năm 2018.

Còn trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong 1 tháng 4/2019 đạt 10,47 tỉ USD, giảm 2%, tương ứng giảm 0,21 tỉ USD so với 15 ngày cuối tháng 3/2019. Tính đến hết ngày 15/4/2019, tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 64,53 tỉ USD, tăng 4,5%, tương ứng tăng 2,77 tỉ USD so với cùng kì năm 2018.

15 ngày đầu tháng 4, cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam thâm hụt 750 triệu USD - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Theo đó, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong 1 tháng 4 có mức thâm hụt 0,75 tỉ USD. Tuy nhiên, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam từ đầu năm đến hết ngày 15/4 vẫn thặng dư 0,62 tỉ USD.

Như vậy, tính từ đầu năm đến hết ngày 15/4/2019 tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 136,47 tỉ USD, tăng 7,8%, tương đương tăng 9,89 tỉ USD so với cùng kì năm 2018.

Số liệu của Tổng cục Hải quan cũng cho biết, trong 15 ngày đầu tháng 4/2019 nhóm các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có trị giá xuất nhập khẩu đạt 12,37 tỉ USD, giảm 14%, tương ứng giảm 2,02 tỉ USD so với nửa cuối tháng 3/2019.

Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/4 nhóm doanh nghiệp FDI có trị giá xuất nhập khẩu 86,89 tỉ USD, tăng 4,8%, tương ứng tăng 3,98 tỉ USD so với cùng thời gian năm 2018. Cán cân thương mại hàng hóa của các doanh nghiệp FDI đạt thặng dư 0,88 tỉ USD trong nửa đầu tháng 4/2019 và tính đến hết ngày 15/4/2019 đạt 8,5 tỉ USD.

Như Huỳnh

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.