|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

1 tỷ USD vốn ngoại chảy ròng vào trái phiếu chính phủ

15:41 | 21/09/2016
Chia sẻ
Tính từ đầu năm đến ngày 15/9/2016, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 21.200 tỷ đồng, tương đương 1 tỷ USD trên thị trường trái phiếu chính phủ.
1 ty usd von ngoai chay rong vao trai phieu chinh phu

Trong khi vốn ngoại chảy mạnh vào trái phiếu thì dường như dòng chảy vốn ngoại đang có sự chần chừ khi chỉ mua ròng 2.610 tỷ đồng trên sàn niêm yết tại HNX và bán ròng đến 4.290 tỷ đồng trên sàn HOSE.

Bên cạnh việc hấp dẫn vốn ngoại, bà Nguyễn Thị Hoàng Lan, Phó Chủ tịch HĐQT Sở GDCK Hà Nội (HNX) cho biết, điểm khác biệt của thị trường trái phiếu chính phủ từ đầu năm đến nay là ở việc trái phiếu kỳ hạn dài, 10 năm, 20 năm, 30 năm đều thu hút được người mua khi đưa ra đấu giá tại Sở. Chủ thể mua trái phiếu ngày càng đa dạng hơn, trước đây, 80% lượng trái phiếu được mua bởi các ngân hàng thương mại, nhưng hiện nay, tỷ lệ này chỉ còn 60%.

Lượng nhà đầu tư mới tham gia, theo chia sẻ của bà Hoàng Lan, đến từ các công ty bảo hiểm, một số quỹ đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài... Nếu như năm 2011, tỷ lệ tham gia của khối doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường trái phiếu chỉ có 1,18% thì đến năm 2015, tỷ lệ này là 8,42%. Sang năm 2016, với sự nhiệt tâm của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm như Prudential, AIA... khối doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường trái phiếu chính phủ đã chiếm gần 20% quy mô đầu tư. Thị trường sơ cấp sôi động, thu hút thêm nhiều nhà đầu tư mới đến từ nhiều lý do, nhưng không thể không kể đến sự sôi động và thanh khoản cao hơn hẳn trên thị trường thứ cấp. Rõ ràng, trái phiếu 10 năm, 20 năm, 30 năm hay dài hơn nữa, sẽ đều dễ thu hút nhà đầu tư nếu như mặt hàng này có mức lãi suất đủ hấp dẫn, đồng thời người sở hữu trái phiếu dễ dàng chuyển đổi tài sản sang tiền mặt khi có nhu cầu.

Theo thống kê, giá trị giao dịch bình quân trên thị trường trái phiếu từ đầu năm đến nay đạt 5.660 tỷ đồng/phiên, gấp 1,52 lần so với giá trị bình quân cả năm 2015. Ở quy mô này, giá trị giao dịch trên thị trường trái phiếu chiếm trên 65% giá trị giao dịch toàn TTCK Việt Nam (cả cổ phiếu và trái phiếu niêm yết).

Dù có 1 tỷ USD vốn ngoại chảy ròng vào trái phiếu chính phủ từ đầu năm đến nay, nhưng theo bà Lan, tỷ trọng nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường này còn rất khiêm tốn (khoảng 5%). Làm thế nào để TTCK gia tăng sức hấp dẫn vốn ngoại, đồng thời sớm tiến đến hội nhập với thị trường vốn ASEAN, là một trong những mục tiêu lớn nhà quản lý đặt ra khi tiến hành sửa đổi văn bản pháp lý lần này (Thông tư 234/2012/TT-BTC). Theo đó, bên cạnh việc đa dạng hóa sản phẩm, dự kiến thị trường trái phiếu sẽ phải nâng dần quy chuẩn để tiến đến mặt bằng chung hội nhập với khu vực.

Được biết, từ đầu năm đến giữa tháng 9, lượng trái phiếu huy động trên thị trường sơ cấp đạt gần 280.000 tỷ đồng, bằng 91,9% kế hoạch huy động cả năm 2016. Từ đây đến cuối năm 2016, áp lực huy động vốn sơ cấp có thể sẽ nhẹ nhàng hơn (nếu chỉ tiêu huy động không có sự điều chỉnh tăng) và đây sẽ là quãng thời gian nhà quản lý dự kiến dồn sức cho nâng chất thị trường trái phiếu.

Theo Đầu tư chứng khoán

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.