|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Xuất khẩu sắn lát có thêm cơ hội nhờ ngành chăn nuôi Trung Quốc đang phục hồi

14:35 | 20/05/2020
Chia sẻ
Hiện mặt hàng sắn lát đang có nhiều cơ hội khi Trung Quốc đang nỗ lực phục hồi ngành chăn nuôi heo sau dịch tả heo châu Phi dẫn đến nhu cầu thức ăn chăn nuôi tăng cao.

Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu sắn lát khô trong 4 tháng đầu năm đạt 222,93 nghìn tấn, trị giá 50,63 triệu USD, tăng 85,9% về lượng và tăng 85,4% về trị giá so với cùng năm 2019.

Trong đó, xuất khẩu sắn lát sang Trung Quốc chiếm 88,9% tổng lượng sắn lát trong với 198,11 nghìn tấn, trị giá 43,93 triệu USD, tăng 115,8% về lượng và tăng 125,1% về trị giá so với cùng năm 2019.

Hiện mặt hàng sắn lát đang có nhiều cơ hội khi Trung Quốc đang nỗ lực phục hồi ngành chăn nuôi heo sau dịch tả heo châu Phi dẫn đến nhu cầu thức ăn chăn nuôi tăng cao.

Giá xuất khẩu sắn lát vẫn tiếp tục tăng do khan hiếm nguồn cung trong nước của Trung Quốc trước bối cảnh bệnh khảm lá sắn tiếp tục bùng phát, lây lan trên diện rộng, nguy cơ sản lượng sắn năm nay có thể sẽ giảm khi nhiều diện tích bị mất trắng.

Cục Xuất nhập khẩu dự báo trong ngắn hạn xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam sẽ ổn định hơn so với đầu năm 2020 do tình hình dịch COVID-19 đang được kiểm soát tốt.

Tại Trung Quốc, công suất sản xuất của các nhà máy thức ăn chăn nuôi đã đạt gần 80% so với mức bình thường vào cuối tháng 2/2020.

Hiệp hội Sắn Việt Nam cho biết  theo tin từ thương nhân, tính đến ngày 15/5, nguồn sắn lát tồn kho vụ 2019 - 2020 của Việt Nam ở mức thấp, khoảng 300 nghìn tấn. Giá chào bán sắn lát khô của Việt Nam khoảng 225 USD/tấn FOB Quy Nhơn. 


H.Mĩ

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.