|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Xét xử vụ án liên quan tới ông Trầm Bê ngày 8/1/2018: Áp dụng theo Bộ luật Hình sự cũ hay 2015?

20:41 | 13/12/2017
Chia sẻ
Thông tin này được Chánh Tòa Hình sự TAND TP HCM Phạm Lương Toản xác nhận với BizLIVE. Ông cũng chính là người giữ vị trí chủ tọa phiên tòa.
xet xu vu an lien quan toi ong tram be ngay 812018 ap dung theo bo luat hinh su cu hay 2015 Trầm Bê hầu tòa trong giai đoạn 2 xét xử 'đại án Phạm Công Danh'
xet xu vu an lien quan toi ong tram be ngay 812018 ap dung theo bo luat hinh su cu hay 2015 Đề nghị kê biên hàng loạt bất động sản của ông Trầm Bê
xet xu vu an lien quan toi ong tram be ngay 812018 ap dung theo bo luat hinh su cu hay 2015
Ông Trầm Bê, nguyên Phó chủ tịch HĐQT kiêm Chủ tịch hội đồng tín dụng Sacombank.

Cụ thể, TAND TP.HCM sẽ đưa vụ án Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng (VNCB) giai đoạn 2 ra xét xử, bắt đầu từ ngày 8/1/2017.

Phiên tòa mở ngày 8/1, tức là thời điểm này Bộ luật Hình sự năm 2015 đã có hiệu lực, vậy việc xét xử vụ này sẽ áp dụng Bộ luật Hình sự cũ hay mới?

Trao đổi với BizLIVE, thẩm phán Phạm Lương Toản cho biết, việc xét xử vụ án Phạm Công Danh, ông Trầm Bê và các đồng phạm sẽ được áp dụng theo Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2009. Ông Phạm Lương Toản cũng cho biết trong Bộ luật Hình sự năm 2015, có những quy định gì có lợi cho người phạm tội sẽ được Hội đồng xét xử áp dụng.

Trong vụ án này, có 46 bị cáo sẽ bị đưa ra xét xử do cố ý làm trái quy định của Nhà nước xảy ra tại 4 ngân hàng gồm Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng TMCP Xây dựng (VNCB).

Cùng bị đưa ra xét xử với Phạm Công Danh còn có ông Trầm Bê, nguyên Phó chủ tịch HĐQT kiêm Chủ tịch hội đồng tín dụng Sacombank, ông Phan Huy Khang, nguyên Tổng giám đốc Sacombank…

Cáo trạng nêu, từ năm 2013 - 2014, Phạm Công Danh chỉ đạo nhân viên VNCB và Tập đoàn Thiên Thanh sử dụng 29 công ty hoặc mượn pháp nhân lập 29 bộ hồ sơ khống đứng tên các công ty đó vay vốn tại 3 ngân hàng Sacombank, TPBank và BIDV.

Đồng thời, Danh đã chỉ đạo việc lập khống hồ sơ vay gửi hơn 6.600 tỷ đồng của VNCB sang gửi thị trường 2 tại 3 ngân hàng này và dùng số tiền đó cầm cố, bảo lãnh, trả nợ thay cho các công ty vay tiền tại 3 ngân hàng đó, để Danh sử dụng.

Đồng thời, Danh đã chỉ đạo việc lập khống hồ sơ vay gửi hơn 6.600 tỷ đồng của VNCB sang gửi thị trường 2 tại 3 ngân hàng này và dùng số tiền đó cầm cố, bảo lãnh, trả nợ thay cho các công ty vay tiền tại 3 ngân hàng đó, để Danh sử dụng.

Do các công ty này chỉ làm hồ sơ vay khống, không thực hiện kinh doanh theo phương án đã cam kết trong hợp đồng tín dụng nên không có tiền trả nợ. VNCB thực hiện bảo lãnh nhưng không yêu cầu cầm cố, thế chấp tài sản nên đến nay không thu hồi được tiền bảo lãnh từ các công ty, dẫn đến VNCB bị thiệt hại hơn 6.100 tỷ đồng.

Riêng với Sacombank, Phạm Công Danh và ông Trầm Bê có mối quan hệ quen biết. Cả hai bị can đều biết rõ Danh không được phép vay tiền tại VNCB. Do đó, Danh đã được ông Trầm Bê và ông Phan Huy Khang giúp sức trong việc rút tiền của VNCB thông qua việc gửi tiền của VNCB vào Sacombank làm tài sản bảo lãnh, nhằm mục đích trả nợ thay cho 6 công ty do Danh thành lập và điều hành đứng tên trên hồ sơ vay vốn Sacombank, gây thiệt hại cho VNCB hơn 1.800 tỷ đồng.

Tới khi các công ty của Danh không trả được tiền, Sacombank đã cấn trừ các khoản tiền gửi của VNCB tại ngân hàng này. Mặc dù Sacombank không bị thiệt hại trong việc cho vay nhưng sự giúp sức của ông Trầm Bê và ông Phan Huy Khang đã giúp Phạm Công Danh rút tiền của VNCB gây thiệt hại cho VNCB.

Tại BIDV, Phạm Công Danh cũng đã dùng tiền gửi của VNCB tại BIDV bảo lãnh và trả nợ thay cho 12 công ty do ông thành lập và điều hành đứng tên trên hồ sơ vay vốn, gây thiệt hại cho VNCB hơn 2.500 tỷ đồng.

Hiện nay Phạm Công Danh hiện đang chấp hành bản án 30 năm tù liên quan thất thoát 9.000 tỷ đồng tại VNCB (giai đoạn 1).

Huyền Trâm

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.