|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Xây dựng Hòa Bình (HBC) sắp phát hành 7,55 triệu cổ phiếu ESOP

21:28 | 29/09/2022
Chia sẻ
Giá phát hành ESOP là 10.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn 42% so với thị giá cổ phiếu HBC chốt phiên 29/9 là 17.000 đồng/cổ phiếu.

CTCP Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (Mã: HBC) vừa công bố phương án phát hành 7,55 triệu cổ phiếu (tương đương 2,87% lượng cổ phiếu lưu hành) theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP) với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu phát hành sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 1 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành. Thời gian nhận tiền mua cổ phiếu từ ngày 30/9 đến 3/11/2022.

Cũng trong ngày 29/9, HBC thông báo các Phó Tổng Giám đốc (Phó TGĐ) đã đồng loạt đăng ký mua cổ phiếu ESOP. Ngày giao dịch dự kiến của các nhân sự này đều từ ngày 5/10 đến 3/11. 

Cụ thể, ông Lê Viết Hiếu, con trai của Chủ tịch Lê Viết Hải đồng thời là Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Tổng Giám đốc thường trực của HBC đăng ký mua 5.990 cổ phiếu ESOP nhằm tăng tỷ lệ sở hữu lên 0,46%.

Ông Nguyễn Hùng Cường đăng ký mua 31.730 cổ phiếu ESOP để nâng tỷ lệ sở hữu lên 0,1%. Ông Nguyễn Tấn Thọ, muốn mua 100.600 cổ phiếu, để tăng mức nắm giữ lên 0,15%. Ông Trương Quang Nhật đăng ký mua 137.290 cổ phiếu ESOP, sau giao dịch tỷ lệ nắm giữ là 0,58%. Ông Dương Đình Thanh muốn mua về 56.600 cổ phiếu ESOP để tăng tỷ lệ sở hữu lên 0,12%.

Cùng với đó, ông Nguyễn Văn Tịnh, người phụ trách quản trị HBC, đăng ký mua 88.360 cổ phiếu. 

Ông Lê Viết Hà, anh trai Chủ tịch HĐQT Lê Viết Hải đã đăng ký mua 301.460 cổ phiếu từ 5/10 đến 3/11 theo phương thức nộp tiền trực tiếp vào tài khoản phong tỏa của tổ chức phát hành. Sau giao dịch, ông Hà sẽ nắm giữ 1,2 triệu cổ phiếu HBC (tỷ lệ 0,44%). Hiện tại, Chủ tịch Lê Viết Hải đang sở hữu gần 47 triệu cổ phiếu và là cổ đông lớn nhất tại HBC.

Chốt phiên 29/9, cổ phiếu HBC tạm dừng ở 17.000 đồng/cổ phiếu, giảm 44% so với thị giá ngày đầu năm, trong bối cảnh thị trường chung xuống dốc.

 Diễn biến cổ phiếu HBC từ đầu năm đến nay. (Nguồn: TradingView).

Minh Hằng

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.