|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chuyển động thị trường

WisePass hoạt động như thế nào với các nhãn hàng?

19:30 | 21/06/2021
Chia sẻ
Vài tháng trước đây, WisePass đã cho ra nhiều chiến dịch marketing với một số thương hiệu hợp tác. Nhiều thương hiệu và doanh nghiệp thắc mắc WisePass làm việc như thế nào và bài viết này dùng để giải thích cách thức hoạt động.

WisePass là gì?

WisePass là một ứng dụng phong cách sống, nơi người đăng ký có thể truy cập vào các sản phẩm, dịch vụ và sự kiện do các nhãn hàng tài trợ.

Bắt đầu từ 239.000 VNĐ mỗi tháng, thành viên Wisepass sẽ được nhận 3 PASS mỗi ngày và có thể trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ hoặc tham dự tất cả sự kiện của WisePass.

PASS là gì?

PASS là đơn vị tiền tệ mà thương hiệu sử dụng để định giá sản phẩm, dịch vụ hoặc sự kiện. Thương hiệu có thể quyết định cung cấp sản phẩm, dịch vụ hoặc sự kiện của họ cho thành viên bắt đầu từ 1 PASS trở lên.

Các loại hoạt động xây dựng thương hiệu mà có thể thực hiện?

WisePass có 4 hoạt động tập trung củng cố niềm tin và thế mạnh cho các thương hiệu, làm khách hàng nghĩ ngay đến thương hiệu khi đưa ra quyết định.

WisePass hoạt động như thế nào với các nhãn hàng? - Ảnh 1.

Cách đo lường độ nhận biết thương hiệu với WisePass?

Thông qua tần suất, số lượng sử dụng sản phẩm, dịch vụ từ thương hiệu tài trợ, chúng tôi đo lường được số lượng khách hàng nhận diện thương hiệu.

Thương hiệu và người dùng sẽ như thế nào? 

Các thương hiệu hợp tác sẽ quyết định cách thức tài trợ và đặt số lượng PASS cho các sản phẩm hoặc dịch vụ dùng thử.

Người đăng ký sẽ thấy trên ứng dụng các mục và số lượng PASS tương ứng cho mỗi dịch vụ và sản phẩm. Nếu thành viên có đủ PASS thì có thể đến địa điểm và đổi sản phẩm, dịch vụ.

Điều có lợi cho thương hiệu

Ra mắt sản phẩm, xây dựng cơ sở người dùng và khám phá sản phẩm là điều thương hiệu có thể tận dụng để thu hút người tiêu dùng và đặt lại đối tượng bằng các hoạt động xây dựng thương hiệu khác. Điều quan trọng nhất là đảm bảo người tham gia đã thử sản phẩm nhiều lần để ghi nhớ thương hiệu.

WisePass hoạt động như thế nào với các nhãn hàng? - Ảnh 2.

Cách đo lường tương tác giữa thương hiệu và người dùng với WisePass?

Số người tham dự tại một sự kiện và số người mua hàng trực tiếp tại sự kiện sẽ được đo lường.

Thương hiệu và người dùng sẽ như thế nào?

Cụ thể là các thương hiệu sẽ chọn một sự kiện, số lần tổ chức và địa điểm để làm việc với WisePass. Cuối cùng, họ sẽ đặt số lượng PASS cần thiết để người tham gia truy cập sự kiện và bắt đầu quảng bá.

Đối với khách hàng, họ sẽ thấy số lượng PASS cần thiết để tham gia sự kiện ở trên app và chỉ cần đến địa điểm và quét mã QR để được tham gia.

Điều có lợi cho thương hiệu

Đối với các thương hiệu, kích hoạt xây dựng thương hiệu là quan trọng nhất vì nó xây dựng lòng tin và sự tin tưởng vào thương hiệu để thúc đẩy mua hàng dài hạn. Các thương hiệu thường cần thu hút người tiêu dùng một cách nhất quán để cung cấp thêm thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Xây dựng cơ sở khách hàng trung thành thường là bước đầu tiên để thúc đẩy doanh số bán hàng lâu dài.

Trong các hoạt động quảng bá, các sản phẩm hoặc các dịch vụ được nâng tầm, khiến đối tượng khách hàng được hướng đến cảm thấy giá trị sản phẩm là 'đáng tiền'.

WisePass hoạt động như thế nào với các nhãn hàng? - Ảnh 3.

Cách đo lường độ hiệu quả của các chiến dịch quảng bá với WisePass?

Thường là bằng cách xem xét số lượng người tham gia chương trình, sự kiện qua nhiều khoảng thời gian chạy chiến dịch cho thương hiệu của bạn.

Thương hiệu và người dùng sẽ như thế nào?

Quảng bá thương hiệu mục đích là thúc đẩy giao dịch giữa thương hiệu và người dùng thông qua ưu đãi đặc biệt. Cụ thể, các thương hiệu sẽ thiết kế một chương trình khuyến mãi đặc biệt cho người dùng và đặt số lượng PASS để người dùng có thể hưởng ưu đãi đó tại địa điểm đã được chọn.

Đối với người tiêu dùng, họ sẽ thấy số lượng PASS cần thiết để được hưởng khuyến mại và chỉ cần đến địa điểm và quét mã QR để tận hưởng.

Điều có lợi cho thương hiệu

Với các thương hiệu, chốt sale thường là ưu tiên hàng đầu. Các thương hiệu muốn đầu tư vào cơ sở người tiêu dùng nơi họ có thể xây dựng được và kiếm tiền từ nó. Hoạt động xây dựng thương hiệu đó về bản chất là bước cuối cùng để các thương hiệu kết thúc vòng lặp và xem xét ROI của khoản đầu tư cho xây dựng thương hiệu.

WisePass hoạt động như thế nào với các nhãn hàng? - Ảnh 4.

Cách đo lường sự hài lòng, trung thành của người dùng với WisePass?

Sự hài lòng của người dùng là một khía cạnh quan trọng và cần chú ý để xây dựng lòng trung thành bền vững với thương hiệu. Nói cách khác, có thể đo lường được bằng cách đo số lượng người sử dụng sản phẩm bằng PASS và số lượng người được tặng thưởng sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu.

Thương hiệu và người dùng sẽ như thế nào?

Các thương hiệu sẽ đặt ra một số lượng phần thưởng cho người tiêu dùng thực hiện các hành động mà họ đã đặt ra. Ví dụ, nếu một người tiêu dùng đã tham gia chương trình khuyến mãi hơn 10 lần, họ sẽ được trao giải thưởng.

Với người dùng, họ chỉ cần xem mục phần thưởng và xem loại phần thưởng họ có thể nhận được dựa trên những hoạt động họ đã tham gia.

Điều có lợi cho thương hiệu 

Đối với các thương hiệu, đây là cơ hội để xây dựng cơ sở người tiêu dùng trung thành và là một công cụ mạnh mẽ để định hình hành vi của người tiêu dùng bằng cách sử dụng dữ liệu.

Những loại thương hiệu nào hợp tác với WisePass?

Khi mọi người hòa mình với công việc nhiều hơn họ cũng có nhu cầu giải trí, thư giãn, tận hưởng cao cấp và tối ưu hoá các quy trình. Hiểu được điều này, WisePass không ngừng nâng cao và mang đến các dịch vụ, trải nghiệm từ nhiều thương hiệu thời trang, F&B và điện tử. Sau cùng mang đến trải nghiệm chân thực nhất và kết quả chất lượng nhất cho cả người dùng và thương hiệu tại những địa điểm như nhà hàng, khách sạn hay coffee shop.

WisePass hoạt động như thế nào với các nhãn hàng? - Ảnh 5.

Nguồn: WisePass.

Bích Thu

M&A bất động sản một thập kỷ nhìn lại
Trong 10 năm qua, thị trường M&A bất động sản tại Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn biến động và có sự phát triển đáng chú ý. Các thương vụ M&A chủ yếu tập trung vào các phân khúc văn phòng, công nghiệp, nhà ở và khách sạn tại các thành phố trọng điểm như TP HCM, Hà Nội, Bình Dương và Đồng Nai.