|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

VNDirect dự báo GDP năm 2024 tăng 6,3%, ngành công nghiệp và xây dựng sẽ tăng trưởng mạnh nhất

10:12 | 18/01/2024
Chia sẻ
VNDirect cho rằng kinh tế Việt Nam sẽ tăng tốc phục hồi trong năm 2024 nhờ sự phục hồi của ngành công nghiệp, xây dựng và sự cải thiện của ngành dịch vụ.

Trong báo cáo chiến lược mới phát hành, Chứng khoán VNDirect cho rằng kinh tế Việt Nam đã đi qua giai đoạn suy giảm tăng trưởng và đang bước vào giai đoạn phục hồi. Nhận định này đến từ việc lãi suất thị trường giảm mạnh sau 4 lần cắt giảm lãi suất điều hành; tăng trưởng GDP và các biến số vĩ mô như doanh số bán lẻ, hoạt động xuất nhập khẩu đều cho thấy sự hồi phục trong quý IV/2023.

"Chúng tôi dự đoán tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ được cải thiện, đạt 6,3% vào năm 2024. Do đó, các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) sẽ hoạt động trong môi trường thuận lợi hơn và dự kiến đạt tốc độ tăng trưởng lợi nhuận 18% vào năm 2024", báo cáo nêu.

Các chuyên gia tại đây cũng đề cập đến một số yếu tố hỗ trợ chính cho nền kinh tế như hoạt động sản xuất và xuất khẩu phục hồi mạnh mẽ hơn, nhu cầu tiêu dùng trong nước cải thiện. Ngoài ra, sự hồi phục của đầu tư tư nhân và sự ấm dần lên của thị trường bất động sản cũng sẽ hỗ trợ tăng trưởng GDP 2024.

VNDirect kỳ vọng nhu cầu tiêu dùng trong nước sẽ cải thiện rõ rệt hơn trong năm 2024 và dự báo doanh số bán lẻ của Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 9,5-10% vào năm 2024 (so với mức tăng 8,6% trong năm 2023).

Về ba trụ cột chính của nền kinh tế, nhóm phân tích dự báo ngành công nghiệp và xây dựng sẽ cải thiện mức tăng trưởng lên 6,41% từ mức rất thấp là 3,74% trong năm 2023.

Trong khi đó, ngành dịch vụ dự báo sẽ tăng trưởng 7,24% (so với mức tăng 6,82% năm 2023) và ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng 3,52% (so với 3,83% năm 2023). 

 

 

 

Nhóm phân tích cũng dự báo  lạm phát bình quân năm 2024 của Việt Nam ở mức 3,3%. Một số yếu tố gây áp lực lên lạm phát trong nước năm 2024 phải kể đến như Chính phủ và các địa phương tiếp tục tăng giá các dịch vụ công như điện, học phí, dịch vụ y tế theo lộ trình; nhu cầu tiêu dùng phục hồi và tác động của việc cải cách tiền lương bắt đầu từ ngày 1/7/2024.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn có những yếu tố giúp hỗ trợ kiểm soát lạm phát năm 2024. Lạm phát toàn cầu giảm và tỷ giá ổn định hơn trong năm 2024 giúp giảm bớt áp lực nhập khẩu lạm phát.

Ngoài ra chi phí đầu vào kinh doanh năm 2024 giảm (giá nhập khẩu giảm, lãi suất cho vay giảm) và việc tiếp tục cắt giảm thuế cũng giúp kiểm soát đà tăng giá cả.

 

 

Anh Đào

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.