|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Vinalines chật vật trong 'vòng xoáy' COVID-19

05:10 | 20/04/2020
Chia sẻ
Dịch COVID-19 kéo dài khiến các hoạt động sản xuất kinh doanh của Vinalines đứng trước nguy cơ vỡ kế hoạch.
Vinalines chật vật trong 'vòng xoáy' COVID-19 - Ảnh 1.

Nếu tình trạng khó khăn kéo dài, sang quý II/2020, Vosco sẽ buộc phải cho một số tàu nằm chơi để giảm gánh nặng về chi phí

Tàu “đói” hàng, cảng biển lay lắt

Ông Trần Tuấn Hải, Trưởng ban Truyền thông Tổng công ty Hàng hải VN (Vinalines) cho biết, dịch Covid-19 lây lan và kéo dài trên nhiều quốc gia, tác động mạnh vào các hoạt động dịch vụ hàng hải của Vinalines.

Quý I/2020, sản lượng hàng thông qua cảng của nhóm cảng chi phối ước đạt hơn 16,6 triệu tấn, bằng 96% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, so với cùng kỳ 2019, một số cảng trọng yếu có sản lượng sụt giảm mạnh như: Hải Phòng chỉ đạt 75%, Sài Gòn đạt 85%.

Sản lượng vận tải biển của Vinalines cũng sụt giảm nghiêm trọng khi chỉ đạt gần 4,7 triệu tấn, bằng 84% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, sản lượng container ước đạt gần 60 nghìn Teus.

Thực trạng đó khiến doanh thu hợp nhất của Vinalines chỉ bằng 78% so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 2.200 tỷ đồng. Bức tranh tài chính từ lãi 24 tỷ đồng (cùng kỳ năm 2019) chuyển sáng lỗ hợp nhất hơn 111 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm 2020.

Trao đổi cụ thể hơn về khó khăn hiện tại, ông Bùi Việt Hoài, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vận tải biển VN (Vosco) cho biết, hiện, hàng container nội địa Bắc - Nam giảm mạnh với mức giảm từ 20 - 30% chiều từ Hải Phòng vào Sài Gòn. Giá cước vì thế cũng giảm từ 10 - 20%, khoảng 5,5 triệu/cont’20 và 6 triệu/cont’40 (chiều Hải Phòng - Sài Gòn) và khoảng 1,8 - 2 triệu/cont’20 (chiều ngược lại).

“Đáng ngại hơn, hàng gom từ các cảng khác về Cái Mép - Thị Vải để xuất khẩu đi thị trường Mỹ và châu Âu cũng đang giảm khoảng 30 - 40%, khiến một loạt các tàu feeder (tàu gom hàng) đang trong cảnh “đói hàng”. Riêng mặt hàng khô, do các nhà máy, công trình xây dựng tạm dừng nên nhu cầu về nguyên vật liệu giảm sâu, giá cước giảm từ 230.000 đồng chỉ còn 160.000 đồng/tấn”, ông Hoài thông tin.

Đối với thị trường quốc tế, theo ông Hoài, hiện, hàng loạt các nước từ Ấn Độ, Thái Lan, Philippines, Maylaysia, Singapore, Nhật Bản… nên tình trạng tàu nằm chờ để dỡ/lấy hàng diễn ra ngày càng nghiêm trọng. “Riêng Vosco hiện đang có 5-7 tàu phải nằm chờ các cảng ở Ấn Độ, Banglades, Philippines… mở cửa để vào làm hàng. Việc tàu nằm chờ khiến DN phải bỏ ra từ 3.000 - 7.000 USD/ngày/tàu (tùy cỡ tàu) cho các khoản: Lương thuyền viên, nhiên liệu…”, ông Hoài nói và cho biết, nếu tình trạng này kéo dài, sang quý II/2020, Vosco sẽ buộc phải cho một số tàu “nằm chơi” để giảm gánh nặng về chi phí.

Ông Phan Tuấn Linh, TGĐ Công ty CP Cảng Quy Nhơn cho biết, quý 1/2020, thị trường hàng hóa đi/đến Trung Quốc ngưng trệ khiến sản lượng hàng qua cảng Quy Nhơn sụt giảm hơn 20%. Cảng đã phải mở rộng khai thác thị trường hàng rời đi Nhật Bản kết hợp với hàng container xuất đi Mỹ, châu Âu để cầm cự.

Tuy nhiên, bước sang tuần đầu tiên của tháng 4/2020, chuỗi cung ứng toàn cầu bị tắc, các mặt hàng qua cảng đồng loạt giảm. Trong đó, lượng hàng rời đi Nhật đã giảm 10%, hàng container đi Mỹ, châu Âu đang “lao dốc”, dự kiến chỉ còn đạt 9.000 Teus thay vì 15.000 Teus như tháng trước. “Ước tính, tháng 4/2020, doanh thu của cảng sẽ thiệt hại nặng nề khi tổng sản lượng hàng hóa giảm khoảng 30%”, ông Linh nói.

Kiến nghị hàng loạt giải pháp

Dự kiến, quý II/2020, hoạt động dịch vụ của hàng hải nói chung và Vinalines nói riêng tiếp tục bị tác động mạnh khi những mặt hàng chủ lực là may mặc, giày da, đồ gỗ hiện đang đóng góp khoảng 60-70% sản lượng xuất khẩu chuyên chở tuyến xa sẽ bị sụt giảm mạnh từ 30-50% do giảm nhu cầu tại châu Âu và Mỹ.

Ông Trần Tuấn Hải, Trưởng phòng Truyền thông Vinalines

Ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, Q. Tổng giám đốc Vinalines cho biết, trước những khó khăn đang gặp phải, đơn vị này có văn bản kiến nghị Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN hỗ trợ, trình Chính phủ cho phép kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 107 về một số giải pháp tái cơ cấu tài chính của tổng công ty giai đoạn 2016 - 2020 như: Xóa dư nợ lãi của Công ty mẹ đến 31/12/2020; Kéo dài thời gian trả nợ gốc 5 năm không tính lãi phát sinh từ 1/1/2020 đến 31/12/2025.

Đồng thời, đề nghị Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) và các ngân hàng thương mại xóa lãi 2020, không tính lãi phạt, cơ cấu kéo dài thời gian trả nợ gốc; VDB xử lý các vướng mắc trong cơ chế mua bán nợ với các doanh nghiệp thuộc Vinalines.

“Đối với các DN không thuộc đối tượng hưởng cơ chế theo Nghị quyết 107, Vinalines cũng đề nghị áp dụng giải pháp hỗ trợ tài chính giống Công ty mẹ; Xem xét, miễn giảm thuế, giảm giá hoặc không tăng giá tiền thuê đất hàng năm cho các doanh nghiệp khai thác cảng biển và dịch vụ hàng hải của tổng công ty”, ông Tĩnh thông tin.

Đại diện Vinalines cũng cho biết, để các DN thành viên duy trì ổn định hoạt động sản xuất, vận tải, Vinalines cũng đề xuất Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN kiến nghị với Bộ Tài chính giảm 50% các khoản phí, lệ phí so với mức phí, lệ phí quy định tại Thông tư 261/2016; Miễn thuế giá trị gia tăng, giảm 50% thuế thu nhập DN năm 2020 và thuế nhập khẩu; Giảm thuế thu nhập cá nhân cho người lao động đang làm việc tại các DN thành viên của tổng công ty và cho giãn thời gian thực hiện nghĩa vụ thuế sang đầu năm 2021.

Về phía Bộ GTVT, Vinalines kiến nghị đồng ý cho các DN cung ứng dịch vụ tại cảng biển được áp dụng mức phí thấp hơn 30% mức giá tối thiểu đối với các mức giá quy định tại Thông tư 54/2018 của Bộ GTVT đối với các tàu thuộc DN thành viên của tổng công ty đến 31/12/2020.

“Đặc biệt, Vinalines cũng đề xuất Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN có ý kiến với Chính phủ và Bộ LĐ, TB&XH sớm có hướng dẫn cụ thể bằng văn bản để các DN đang gặp khó khăn do dịch Covid-19 được hỗ trợ theo các nhóm giải pháp Bộ LĐ, TBXH đã đề xuất với Chính phủ như: Sử dụng kết dư quỹ bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ DN đào tạo lao động; Hỗ trợ cho DN vay tiền trả lương người lao động tạm thời ngừng việc để giữ chân người lao động... Các nhóm chính sách này sẽ hỗ trợ tích cực cho DN duy trì được nguồn lao động để tiếp tục ổn định sản xuất kinh doanh sau khi dịch bệnh kết thúc”, lãnh đạo Vinalines nói.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Nam Khánh

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.