|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

VietCredit đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2020 gấp ba lần năm trước và gấp 8 lần vào năm 2023

11:38 | 06/01/2020
Chia sẻ
Trong giai đoạn 2019 - 2023, VietCredit đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 105 tỉ đồng, gấp gần 8 lần con số năm 2019, vốn điều lệ dự kiến tăng từ 688 tỉ đồng lên 1.100 tỉ đồng.

Ngày 31/12/2019, Công ty tài chính cổ phần Tín Việt (VietCredit) công bố thông tin việc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc thông qua định hướng kinh doanh của công ty giai đoạn 2019-2023.

Theo đó, VietCredit đặt mục tiêu tổng tài sản 2019 - 2023 tăng từ 3.070 tỉ đồng lên 9.816 tỉ đồng trong đó, dư nợ thẻ 1.930 tỉ đồng lên 9.549 tỉ đồng. Vốn huy động từ tổ chức tài chính khác tăng từ 792 tỉ đồng lên 800 tỉ đồng; vốn huy động từ phát hành chứng chỉ tiền gửi từ 1.286 tỉ đồng lên 7.294 tỉ đồng; vốn điều lệ từ 688 tỉ đồng lên 1.100 tỉ đồng.

VietCredit đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 2023 gấp gần 8 lần 2019, vốn điều lệ dự kiến tăng lên 1.100 tỉ đồng - Ảnh 1.

Nguồn: VietCredit.

Với tốc độ tăng trưởng tài sản giả định trên, doanh thu VietCredit tăng trưởng dự kiến nhanh trong năm 2020 lên mức 1.372 tỉ đồng và tiếp tục tăng trưởng lên mức 3.305 tỉ đồng vào năm 2023. Tỉ lệ tăng trưởng doanh thu doanh thu lần lượt 181%, 52%, 29% và 23% theo các năm 2020 - 2023. 

Theo đó, lợi nhuận trước thuế dự kiến tăng từ gần 13,4 tỉ đồng lên 45 tỉ đồng vào năm 2020 và lên 105 tỉ đồng vào 2023 (gấp 8 lần sau 4 năm).

VietCredit đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 2023 gấp gần 8 lần 2019, vốn điều lệ dự kiến tăng lên 1.100 tỉ đồng - Ảnh 2.

Nguồn: VietCredit

VietCredit nhận định với mức tăng trưởng doanh thu dự kiến trong các năm 2020, 2021, 2022, phần lợi nhuận tạo ra đủ để giúp công ty thực hiện việc bán thanh lí 5 tàu biển đang là tài sản xử lí nợ.

5 tàu biển này là tài sản mà VietCredit đã thu hồi thông qua việc cấn trừ công nợ giữa công ty tài chính cổ phần Xi Măng CFC (nay là VietCredit), Công ty Cho thuê Tài chính 1- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (ALC1) và 4 khách hàng tài chính của Công ty ALC1.

Từ năm 2013, CFC đã sở hữu 5 con tàu trong đó có ba con tàu đã hoàn thiện và hai tàu chưa có đối tác để tiến hành hợp tác kinh doanh cũng như cho thuê tàu để bù đắp một phần chi phí khấu hao. Đối với tàu chưa hoàn thiện, công ty đang tiến hành hoàn thiện tàu CFC05 và giữ nguyên hiện trang tàu CFC04.

Trong suốt giai đoạn này, thị trường tàu biển không có nhiều khởi sắc, cũng như kết quả kinh doanh của VietCredit chưa đảm bảo để có thể bán xử lí tàu.

Việc bán xử lý tàu khi cho phép nằm trong kế hoạch xử lí nợ của VietCredit được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt tại đề án tái cơ cấu số 468 ngày 13/7/2018.

Năm 2021 với kết quả kinh doanh dự kiến khả quan, VietCredit có thể bán hai con tàu, năm 2022 có thể bán con tàu còn lại. Sau khi bán thanh lí tài và ghi nhận lỗ trong kết quả kinh doanh, lợi nhuận trước thuế của VietCredit dự kiến vẫn ghi nhận mức tăng trưởng lần lượt đạt 45 tỉ đồng, 61 tỉ đồng và 82 tỉ đồng cho các năm 2020, 2021, 2022.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thu Hoài

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.