|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Việt Nam nêu mô hình giải quyết tranh chấp ở Biển Đông

16:33 | 02/06/2019
Chia sẻ
"Biển Đông là một trong những khu vực chứa đựng đầy đủ các lĩnh vực cạnh tranh cả về kinh tế, quân sự, ngoại giao, tiềm ẩn nguy cơ xung đột. Nếu chúng ta cùng tuân thủ luật pháp quốc tế, có trách nhiệm và thiện chí thì Biển Đông sẽ trở thành vùng biển hòa bình hợp tác và phát triển", Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch ngày 2/6 phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore.
Việt Nam nêu mô hình giải quyết tranh chấp ở Biển Đông - Ảnh 1.

Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore ngày 2/6. Ảnh: AFP.

"Cách đây vài ngày tại Hà Nội, tôi và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa đã thống nhất rằng Việt Nam và Trung Quốc có sự khác biệt đối với vấn đề Biển Đông, nhưng duy trì hòa bình, hợp tác là lợi ích chung của hai nước và khu vực", Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch nói thêm."Biển Đông là một trong những khu vực chứa đựng đầy đủ các lĩnh vực cạnh tranh cả về kinh tế, quân sự, ngoại giao, tiềm ẩn nguy cơ xung đột. Nếu chúng ta cùng tuân thủ luật pháp quốc tế, có trách nhiệm và thiện chí thì Biển Đông sẽ trở thành vùng biển hòa bình hợp tác và phát triển", Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch ngày 2/6 phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore.

Ông nhấn mạnh đây là nền tảng để biến Biển Đông thành vùng biển "Hòa bình - hợp tác - phát triển", trên cơ sở đó thu hẹp bất đồng, từng bước giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, không để xảy ra xung đột.

"Tôi tin Trung Quốc luôn ý thức về vai trò nước lớn của mình ở khu vực, họ đang khởi xướng ý tưởng xây dựng 'Cộng đồng chung vận mệnh', sẽ ủng hộ, cùng Việt Nam và các nước biến điều đó thành hiện thực", ông Ngô Xuân Lịch nói. "Làm được như vậy, Trung Quốc và Việt Nam sẽ đóng góp một 'mô hình tốt' cho việc giải quyết tranh chấp".

Việt Nam và một số nước có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chủ trương của Việt Nam là các vấn đề liên quan đến hai nước thì giải quyết song phương, các vấn đề liên quan đến nhiều nước thì giải quyết đa phương.

Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch đang dẫn đầu phái đoàn Việt Nam dự Đối thoại Shangri-La, diễn đàn thường niên tại Singapore quy tụ các bộ trưởng và quan chức quốc phòng châu Á - Thái Bình Dương, thảo luận về các thách thức và an ninh trong khu vực. Đối thoại năm nay được tổ chức từ 31/5 - 2/6, có sự tham gia của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa và quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Phương Vũ

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.