|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

VEAM nói gì trước tin đồn Quyền Tổng giám đốc bỏ trốn ra nước ngoài?

18:34 | 25/12/2018
Chia sẻ
VEAM cho biết, do việc điều trị bệnh tim của Quyền Tổng giám đốc là cấp bách, cần phải sớm điều trị nên ông này đã chủ động nghỉ phép và đi Singapore để đảm bảo việc điều trị.

Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam – CTCP (VEAM - mã: VEA) vừa có phúc đáp công văn của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) về xác nhận tin đồn việc Quyền Tổng giám đốc VEAM ông Ngô Văn Tuyển vướng nghi án bỏ trốn ra nước ngoài ngày 20/12.

Quyền Tổng giám đốc VEAM vướng nghi án bỏ trốn ra nước ngoài là hoàn toàn bịa đặt

VEAM cho biết, từ giữa tháng 10/2018, sức khỏe của ông Ngô Văn Tuyển, người đại diện vốn nhà nước tạị VEAM, Thành viên HĐQT, Quyền Tổng giám đốc VEAM bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi bệnh tim do nhịp tim không ổn định.

Ông Tuyển đã 2 lần cấp cứu, điều trị ở Viện tim Hà Nội và Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội. Tuy nhiên, sau gần 2 tháng chữa trị, bệnh của ông thuyên giảm rất chậm, ảnh hưởng nghiệm trọng đến tính mạng. Do đó, ngày 5/12, ông Tuyển đã có đơn xin nghỉ phép và đi Singapore để điều trị chữa bệnh.

Ngày 6/12, Bộ phận đại diện vốn nhà nước tại VEAM có văn bản báo cáo và xin ý kiến của Bộ Công Thương chấp thuận để ông Ngô Văn Tuyền được nghỉ phép và đi Singapore từ 10-14/12.

VEAM cho biết, do việc điều trị bệnh tim của ông Ngô Văn Tuyển là cấp bách, cần phải sớm điều trị. Mặt khác, việc khám chữa bệnh phụ thuộc vào việc đặt lịch của đội ngũ giáo sư, bác sĩ khám và mổ tim nên ông Tuyển đã chủ động nghỉ phép và đi Singapore để đảm bảo việc điều trị bệnh tim.

Sau khi điều trị bệnh ở Singapore về, ông Tuyển tiếp tục điều trị tại nhà và hiện nay đang làm bình thường tại VEAM.

VEAM khẳng định, thông tin Quyền Tổng giám đốc VEAM vướng nghi án bỏ trốn ra nước ngoài là hoàn toàn bịa đặt, suy đoán không có cơ sở, gây mất uy tín, danh dự cá nhân ông Ngô Văn Tuyển và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của VEAM.

Trước đó, Bộ Công Thương đã yêu cầu người phụ trách đại diện vốn nhà nước, Chủ tịch Hội đồng quản trị tại VEAM báo cáo giải trình cụ thể về việc đi nước ngoài của ông Ngô Văn Tuyển, đại diện vốn nhà nước tại VEAM trước ngày 14/12.

Đầu năm 2018, Kiểm toán Nhà nước đã có kết luận về việc VEAM có khoản nợ quá hạn phải thu 1.121 tỷ đồng và 264 tỷ đồng của công ty con là CTCP Vận tải và Thương mại VEAM. Đồng thời Kiểm toán Nhà nước đã đề nghị xem xét, xử lý trách nhiệm của các tập thể cá nhân.

Tháng 11, Cục cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) đã có văn bản giới thiệu các cán bộ công an phối hợp làm việc với HĐQT VEAM trong công tác phòng, chống tội phạm kinh tế và tham nhũng; phát hiện những sơ hở, thiết sót trong chính sách, cơ chế quản lý kinh tế là nguyên nhân, điều kiện phát sinh vi phạm, tội phạm để đề xuất các biện pháp khắc phục, ngăn chặn kịp thời.

Xem thêm

Minh Anh

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.