Tỷ giá USD hôm nay 7/7: Tăng trên thị trường thế giới, giá USD chợ đen giảm
Giá chợ đen quay đầu giảm
Hôm nay (7/7), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố tỷ giá trung tâm ở mức 23.181 VND/USD, tăng 6 đồng so với mức niêm yết hôm qua. Với biên độ 3% được quy định, hiện tỷ giá USD các ngân hàng thương mại (NHTM) được phép giao dịch là trong khoảng 22.486 - 23.876 VND/USD.
Tỷ giá bán tham khảo tại Sở giao dịch NHNN sáng nay cũng tăng 6 đồng, ở mức 23.826 VND/USD.
*Ghi chú: Tỷ giá mua - bán tiền mặt | ||||
Ngày | Phiên sáng 7/7/2021 | Thay đổi so với phiên sáng qua | ||
Tỷ giá trung tâm (VND/USD) | 23.181 | 6 | ||
Biên độ giao dịch (+/-3%) | 22.486 | 23.876 | ||
Ngân hàng | Mua | Bán | Mua | Bán |
Sở Giao dịch NHNN | 22.975 | 23.826 |
| 6 |
Vietcombank | 22.870 | 23.100 | 0 | 0 |
VietinBank | 22.890 | 23.110 | 5 | 5 |
BIDV | 22.910 | 23.110 | 10 | 10 |
Techcombank | 22.895 | 23.115 | 13 | 13 |
Eximbank | 22.900 | 23.080 | 0 | 0 |
Sacombank | 22.910 | 23.125 | 8 | 8 |
Tỷ giá chợ đen | 23.300 | 23.340 | -30 | -30 |
Tỷ giá USD tại các ngân hàng trong nước lúc 9h (Nguồn: PV tổng hợp)
Thị trường ngân hàng sáng nay chứng kiến một số điều chỉnh tăng trong tỷ giá USD khi BIDV và Techcombank lần lượt tăng 10 và 13 đồng ở cả hai chiều mua bán; VietinBank nâng 5 đồng còn Sacombank niêm yết lên 8 đồng so với mức ghi nhận giờ này sáng qua.
Giá mua USD tại các ngân hàng hiện nằm trong khoảng 22.870 – 22.910 VND/USD, còn khoảng bán ra ở mức 23.080 – 23.125 VND/USD. Trong đó, BIDV và Sacombank có giá mua USD cao nhất còn giá bán USD thấp nhất nằm ở Eximbank.
Trên thị trường "chợ đen", khảo sát lúc 9h sáng nay cho thấy đồng USD được giao dịch ở mức 23.300 - 23.340 VND/USD, giá mua và giá bán cùng giảm 30 đồng so với mức ghi nhận hôm qua.
Tỷ giá USD thế giới tăng
USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác, tăng 0,03% lên 92,567 ghi nhận lúc 07h00 (giờ Việt Nam).
Tỷ giá euro so với USD giảm 0,05% xuống 1,1817. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD giảm 0,05% xuống 1,3792.
Tỷ giá USD so với yen Nhật giảm 0,08% xuống 110,50.
Theo Reuters, tỷ giá USD đã tăng trước thời điểm công bố biên bản cuộc họp quan trọng vào tháng 6 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Giới giao dịch đang chờ đợi những manh mối về thời điểm Fed bắt đầu cắt giảm chương trình mua trái phiếu trong bối cảnh nền kinh tế đang phục hồi sau đại địch COVID-19.
Động thái tăng giá của đồng bạc xanh được đưa ra ngay cả khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ giảm với việc dữ liệu báo hiệu rằng tăng trưởng trong lĩnh vực dịch vụ có xu hướng chậm lại. Trong đó, trái phiếu 10 năm của Mỹ đang chứng kiến chuỗi giảm dài nhất trong 16 tháng qua.
Dữ liệu từ ISM cho thấy hoạt động của ngành dịch vụ tại nền kinh tế lớn nhất thế giới đã bị hạn chế bởi tình trạng thiếu hụt lao động và nguyên liệu. Chỉ số đo lường việc làm dịch vụ trong cuộc khảo sát ISM đã giảm xuống mức 49,3 trong tháng 6 từ mức 55,3 vào tháng 5.
Ở một diễn biến khác, dữ liệu đáng thất vọng từ châu Âu đã đưa đồng euro xuống mức thấp nhất trong 3 tháng so với đồng bạc xanh.
Cụ thể, Viện nghiên cứu kinh tế ZEW báo cáo rằng tâm lý nhà đầu tư của Đức, nền kinh tế lớn nhất khu vực đồng euro, vẫn ở mức cao nhưng đã giảm sâu trong tháng 7, trong khi dữ liệu cho thấy số lượng đơn đặt hàng đối với hàng hóa do Đức sản xuất giảm mạnh nhất trong tháng 5 kể từ đợt giãn cách xã hội đầu tiên vào năm 2020 do dịch COVID-19.
Hiện tại, các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang tranh luận về một chiến lược mới, với nhiều ý kiến ủng hộ quan điểm để lạm phát vượt 2% trong một thời gian.
Trên thị trường, đồng đô la New Zealand giảm 0,27% xuống 0,70135 USD, mất đi lợi nhuận đạt được trước đó khi các nhà giao dịch nhận định chính phủ New Zealand có thể tăng lãi suất sớm nhất vào tháng 11 sau một cuộc khảo sát chi tiết về điều kiện kinh doanh.
Bên cạnh đó, đồng đô la Úc giảm 0,38% xuống còn 0,74965 USD sau khi tăng 1,2% trong bối cảnh Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) tạm dừng chương trình mua trái phiếu và điều chỉnh triển vọng lãi suất trước năm 2024.
Quyết định này của RBA được cho là một bước chuẩn bị để từ bỏ các biện pháp kích thích kinh tế đã áp dụng trong thời kì dịch COVID-19 hoành hành.