|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Tỷ giá USD hôm nay 2/1: USD Index đã giảm 7,2% trong năm 2020

07:45 | 02/01/2021
Chia sẻ
Trong năm 2020, USD Index đã giảm 7,2% trong năm và trượt dốc 13% so với mức đỉnh 102,99 đạt được trong thời gian thị trường bất ổn vào giữa tháng 3/2020.
Tỷ giá USD hôm nay 2/1: Có dấu hiệu tăng nhưng vẫn gaio dịch ở mức thấp - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: The Economic Times

Tỷ giá USD thế giới

USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác, đang dừng ở mức 89,937.

Tỷ giá euro so với USD là 1,2134. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD là 1,3673.

Tỷ giá USD so với yen Nhật đạt 103,24.

Theo CNBC, tỷ giá USD đã kết thúc năm 2020 với xu hướng đi xuống khi các nhà giao dịch dự đoán rằng sự phục hồi kinh tế toàn cầu sẽ hút dòng đầu tư vào các tài sản rủi ro.

Trong năm 2020, USD Index đã giảm 7,2% trong năm và trượt dốc 13% so với mức đỉnh 102,99 đạt được trong thời gian thị trường bất ổn vào giữa tháng 3/2020.

Triển vọng về một năm 2021 tươi sáng hơn đã làm giảm nhu cầu đầu tư an toàn vào đồng USD và củng cố các tài sản rủi ro, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi.

Một số chuyên gia cho rằng tình trạng "thâm hụt kép" của Mỹ đã thúc đẩy xu hướng bán tháo đồng bạc xanh. Cụ thể, thâm hụt thương mại đồng nghĩa với việc nhiều tền mặt được in và chuyển ra nước ngoài hơn.

Từ góc độ này, dự luật kích thích mới của Mỹ có tác động tiêu cực đến tỷ giá USD vì làm tăng thêm nợ quốc gia. Trong khi đó, Tổng thống đắc cử Joe Biden đang hứa hẹn sẽ công bố thêm nhiều khoản viện trợ vào năm 2021.

Trước đó, Mỹ đã ghi nhận thâm hụt hàng hóa đạt mức kỉ lục 84,8 tỉ USD trong tháng 11 do nhập khẩu tăng mạnh trước đại dịch. Tương tự như vậy, thâm hụt tài khoản vãng lai tăng lên mức cao nhất trong 12 năm trong quí III và có sự thiếu hụt lớn trong các giao dịch tài chính ròng do nước Mỹ vay nợ nước ngoài nhiều hơn.

Ngược lại, Liên minh châu Âu (EU) có thặng dư tài khoản vãng lai khổng lồ, phần lớn là nhờ Đức, do đó có một dòng vốn tự nhiên thông qua thương mại.

Alan Ruskin, Giám đốc chiến lược tiền tệ G10 toàn cầu của Deutsche Bank nhận định sự phụ thuộc của Mỹ vào tiết kiệm nước ngoài ngày càng tăng và ở mức 3,4% GDP, quốc gia này đang tiến đến vùng nguy hiểm, nơi sẽ ngày càng khó thu hút tiền tiết kiệm nếu đồng USD không suy yếu hoặc hoặc lãi suất cao hơn.

Trong các phiên giao dịch trước, đồng euro tăng vọt lên mức cao nhất so với USD kể từ tháng 4 năm 2018 với mức tăng gần 10% trong năm qua.

Ở một diễn biến khác, đồng bảng của Anh cũng tăng vọt so với đồng bạc xanh khi các nhà lập pháp nước này thông qua một thỏa thuận thương mại hậu Brexit với Liên minh châu Âu.

Tỷ giá USD cũng suy yếu so với yen Nhật, nhưng chỉ dừng lại ở mức thấp nhất của tháng 12 là 102,86. Hiện tại, lượng giao dịch thương mại ở châu Á tương đối thấp do Nhật Bản và Hàn Quốc đang trong kì nghỉ lễ.

Dương Dương

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.