Tỷ giá USD có xu hướng giảm trước bối cảnh khối lượng giao dịch thấp khi đa số thị trường đang trong kỳ nghỉ lễ. Các ngân hàng đồng loạt điều chỉnh giá USD trong nước xuống từ 5 đến 40 đồng.
Tỷ giá USD tăng cao hơn nhờ được hỗ trợ bởi nhu cầu đầu tư an toàn gia tăng trước sự suy yếu của của thị trường chứng khoán do lo ngại dịch COVID-19, cùng với đó là kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể tăng lãi suất sớm vào tháng 3/2022.
Tỷ giá USD giảm nhẹ so với đa số các đồng tiền chủ chốt khác khi tâm lý của giới đầu tư đang được cải thiện nhờ những tin tức tích cực liên quan đến dịch COVID-19. Giá USD trong nước tiếp tục ghi nhận thêm một phiên giảm sâu.
Tỷ giá USD có xu hướng giảm so với đồng euro, bảng Anh và yen Nhật, tuy nhiên mức dao động không quá lớn. Tuần này đồng bạc xanh được dự đoán sẽ phụ thuộc vào các dữ liệu kinh tế mới đến từ Mỹ cũng như một số yếu tố địa chính trị và dịch COVID-19.
Tỷ giá USD ít biến động nhưng kết thúc tuần với mức thấp hơn so với tuần trước sau khi các dấu hiệu đáng khả quan từ đại dịch đã làm hồi sinh tâm lý đầu tư rủi ro toàn cầu.
Tỷ giá USD có xu hướng phục hồi nhưng mức tăng bị giới hạn do lo ngại về biến thể Omicron giảm bớt đã hỗ trợ các loại tiền tệ rủi ro như đô la Úc và bảng Anh.
Tỷ giá USD có biên độ dao động hẹp khi các nhà giao dịch tiếp tục tỏ ra thận trọng trong việc đánh giá tác động của biến thể Omicron trong thời điểm cuối năm. Tại thị trường trong nước, giá USD trên thị trường tự do quay đầu giảm mạnh 30- 60 đồng.
Tỷ giá USD đã có xu hướng phục hồi trong bối cảnh tâm lý thị trường ổn định sau đợt bán tháo trên toàn cầu. Trong khi đó, tỷ giá trong nước tại các ngân hàng lại đồng loạt giảm.
Tỷ giá USD đã suy yếu khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ giảm trong bối cảnh các kế hoạch chi tiêu của đảng Dân chủ gặp nhiều bất lợi và lo ngại về sự lây lan của biến thể Omicron gia tăng.
Tỷ giá USD trong nước hôm nay biến động trái chiều tại các ngân hàng và thị trường tự do. Dự kiến trong tuần này, giá trị đồng USD sẽ chịu ảnh hưởng nhiều từ số liệu thống kê kinh tế của Mỹ và các thị trường quan trọng khác như châu Âu và Anh.
Tỷ giá USD có xu hướng đi lên sau khi một loạt các ngân hàng trung ương lớn công bố những kế hoạch nhằm cắt giảm các biện pháp kích thích kinh tế được ban hành trước đó. Tuy nhiên, giá USD niêm yết tại các ngân hàng lại đồng loạt giảm sáng nay.
Tỷ giá USD tiếp tục đi xuống trong bối cảnh các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới đưa ra một loạt các quyết định chính sách liên quan đến lãi suất và hỗ trợ nền kinh tế.
Tỷ giá USD đi xuống nhưng vẫn giữ được sức mạnh cơ bản trước khi cuộc họp chính sách của Fed kết thúc. USD Index được giữ không xa mức đỉnh trong tuần trước và đã tăng khoảng 0,5% trong tuần này.
Tỷ giá USD tăng trong bối cảnh thị trường kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất, đồng thời lo ngại về sự lây lan của biến thể Omicron COVID-19. Giá USD trong nước sáng nay cũng tăng mạnh trở lại.
Tỷ giá USD có xu hướng tăng trước thềm một loạt các cuộc họp của các ngân hàng trung ương trên thế giới trong tuần, trong đó các nhà đầu tư mong đợi Fed sẽ thông báo kế hoạch hoàn tất chương trình mua trái và thời điểm tăng lãi suất trong năm tới.
Bất chấp xu hướng hồi phục của TTCK, NĐT nước ngoài đẩy mạnh bán ròng gần 5.200 tỷ đồng trên HOSE. Điểm sáng là trong phiên cuối tuần khối ngoại đảo chiều mua ròng nhẹ hơn 31 tỷ đồng. Đây là phiên mua ròng đầu tiên sau 21 ngày bán ròng liên tiếp.