|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

'Trung Quốc yêu hòa bình nhưng cần có 1.000 đầu đạn hạt nhân'

20:00 | 09/05/2020
Chia sẻ
Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu nói Trung Quốc là quốc gia yêu chuộng hòa bình nhưng cần có 1.000 đầu đạn hạt nhân để kiềm chế Mỹ.
'Trung Quốc yêu hòa bình nhưng cần có 1.000 đầu đạn hạt nhân' - Ảnh 1.

Ảnh mô phỏng một vụ nổ hạt nhân tại một thành phố. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Trong một bài viết đăng trên tờ Thời báo Hoàn cầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 8-5, Tổng biên tập của tờ này - ông Hu Xijin kêu gọi Trung Quốc tăng gấp bốn lần kho dự trữ vũ khí hạt nhân, từ 260 lên 1.000 vũ khí giữa lúc Bắc Kinh đối mặt với sức ép chưa từng có từ Mỹ, theo hãng tin Reuters.

Thời báo Hoàn cầu đăng bài viết trên trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần kêu gọi Trung Quốc tham gia hiệp ước kiểm soát vũ khí.

Dù “yêu chuộng hòa bình” nhưng Trung Quôc cần có 1.000 đầu đạn hạt nhân

“Trung Quốc cần mở rộng số lượng đầu đạt hạt nhân lên 1.000 trong một khoảng thời gian tương đối ngắn. Trung Quốc cần có ít nhất 100 tên lửa chiến lược Đông Phong-41 (DF-41).

Chúng ta là một quốc gia yêu chuộng hòa bình và đã cam kết không bao giờ sử dụng vũ khí hạt nhân trước nhưng chúng tôi cần một kho vũ khí hạt nhân lớn hơn nhằm kiềm chế những tham vọng chiến lược của Mỹ cũng như tác động của Mỹ đối với Trung Quốc”, ông Hu viết trên Thời báo Hoàn cầu.

'Trung Quốc yêu hòa bình nhưng cần có 1.000 đầu đạn hạt nhân' - Ảnh 2.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 của Trung Quốc. Ảnh: SPUTNIK

"Đừng nghĩ rằng đầu đạn hạt nhân là vô dụng. Thực tế, chúng đang được sử dụng mỗi ngày để răn đe thái độ của giới chức Mỹ đối với Trung Quốc. Một số chuyên gia Trung Quốc nói rằng chúng ta không cần thêm vũ khí hạt nhân nữa nhưng tôi nghĩ rằng họ ngây thơ như trẻ con", ông Hu nói. Ông không tiết lộ Trung Quốc hiện sở hữu bao nhiêu vũ khí hạt nhân.

Tuy nhiên, Liên đoàn Các nhà khoa học Mỹ năm 2015 ước tính rằng Trung Quốc có 260 vũ khí hạt nhân.

Ông Hu thừa nhận mình có thể bị một số người gọi là "kẻ hiếu chiến" nhưng ông cho rằng tên gọi này nên được dùng cho các chính trị gia Mỹ, những người công khai thù địch với Trung Quốc.

"Sự chung sống hòa bình giữa hai nước không phải là điều có thể cầu xin là có được. Nó được hình thành bởi các công cụ chiến lược. Điều này đặc biệt đúng khi chúng ta đang đối mặt với một nước Mỹ ngày càng phi lý, chỉ tin vào sức mạnh. Chúng ta không có nhiều thời gian để tranh luận về sự cần thiết của việc tăng cường đầu đạn hạt nhân, chúng ta chỉ cần đẩy nhanh các bước đi làm cho điều đó xảy ra", ông Hu nói.

Tình báo Trung Quốc cảnh báo nguy cơ xung đột quân sự với Mỹ hậu COVID-19

Một báo cáo nội bộ của Trung Quốc cảnh báo rằng Bắc Kinh đối mặt với làn sóng thù địch ngày càng tăng trên thế giới thời hậu COVID-19 và có nguy cơ nổ ra xung đột quân sự với Mỹ, hãng tin Reuters hồi đầu tuần dẫn các nguồn thạo tin cho biết.

'Trung Quốc yêu hòa bình nhưng cần có 1.000 đầu đạn hạt nhân' - Ảnh 3.

Mỹ thử tên lửa hành trình phóng từ đất liền tại đảo San Nicolas ở bang California tháng 8-2019. Ảnh: SPUNTIK

Cụ thể, theo Reuters, Bộ An ninh nhà nước Trung Quốc hồi tháng 4 đã chuyển tới Chủ tịch Tập Cận Bình của nước này một bản báo cáo, trong đó kết luận làn sóng chống Trung Quốc trên toàn cầu đang ở mức cao nhất sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989.

Vì thế, Trung Quốc đang đối mặt với làn sóng phản đối do Mỹ dẫn đầu kể từ sau đại dịch COVID-19 và cần chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất là nổ ra một cuộc xung đột quân sự với Mỹ.

Báo cáo kết luận Mỹ xem sự trỗi dậy của Trung Quốc là mối đe dọa an ninh quốc gia và kinh tế cũng như là thách thức cho nền dân chủ phương Tây, theo Reuters.

Bản báo cáo do Viện Quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc (CICIR) soạn thảo. CICIR là viện chính sách có liên kết với Bộ An ninh nhà nước Trung Quốc - cơ quan tình báo hàng đầu của nước này.

Bộ An ninh nhà nước Trung Quốc chưa đưa ra bình luận về thông tin của Reuters. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói không có thông . 

Quan hệ Mỹ-Trung trong mùa dịch COVID-19

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cáo buộc Bắc Kinh che đậy sự bùng phát của dịch COVID-19 ở giai đoạn đầu, thay đổi số ca nhiễm và ca tử vong. Ông Trump còn cáo buộc virus gây bệnh COVID-19 bắt nguồn từ phòng thí nghiệm Vũ Hán của Trung Quốc.

Trung Quốc đã bác cáo buộc, cho rằng những cáo buộc từ chính phủ ông Trump nhằm làm phân tán làn sóng chỉ trích sự phản ứng dịch bệnh yếu kém của Nhà Trắng khi Mỹ trở thành điểm nóng dịch COVID-19 của thế giới.

Sau khi tuyên bố dừng các khoản đóng góp cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vì cáo buộc tổ chức này “lấy Trung Quốc làm trung tâm”, ông Trump được cho đang xem xét các biện pháp trả đũa Trung Quốc.

Ngoài ra, Bắc Kinh đang đối mặt phản ứng dữ dội từ những nước cho rằng Trung Quốc chịu trách nhiệm cho việc để dịch COVID-19 bùng phát.

Úc đã yêu cầu một cuộc điều tra quốc tế vào nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Tháng trước, Pháp triệu tập đại sứ Trung Quốc tại Pháp - ông Lu Shaye sau khi đại sứ quán Trung Quốc cáo buộc các nhân viên làm trong nhà dưỡng lão ở Pháp “rời bỏ vị trí trong đêm và để nhiều người chết vì đói và bệnh tật” giữa mùa COVID-19.

Bên cạnh đó, chính phủ Anh - một trong những đồng minh thân thiết nhất của Mỹ đánh giá rằng các mối quan hệ giữa Anh với Trung Quốc sẽ không thể trở lại như trước sau đại dịch.

Thiên Thanh

S&P 500 tiến sát đỉnh khi thị trường tiếp tục lạc quan với chính sách của Tổng thống Trump
Nhóm cổ phiếu công nghệ đã dẫn dắt thị trường sau khi Tổng thống Trump công bố kế hoạch thu hút 500 tỷ USD đầu tư vào cơ sở hạ tầng AI tại Mỹ.