|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Trumpflation hay Xiflation: Tại sao lạm phát vẫn thấp?

08:30 | 07/06/2017
Chia sẻ
Ngân hàng và các nhà đầu tư đang chịu thách thức lớn từ câu hỏi "trị giá 100.000 tỷ USD" đó là: Tại sao lạm phát vẫn ở mức thấp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới dù tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức nhanh.

Tại sao tại các quốc gia hàng đầu thế giới thấp bất chấp việc tăng trưởng kinh tế đang hồi phục? Theo Bloomberg, câu trả lời cho câu hỏi này mang ý nghĩa vô cùng quan trọng, tác động mạnh mẽ tới thị trường trái phiếu toàn cầu, hiện trị giá tới 100.000 tỷ USD.

Bên cạnh vấn đề nổi lên về lạm phát toàn cầu là giá sản xuất tăng cao. Nguyên nhân là vì hai động lực của sự thay đổi, các nhà máy hồi sinh ở Trung Quốc và triển vọng giảm thuế thúc đẩy chính sách kích thích của Tổng thống Donanld Trump, có dấu hiện phai nhạt.

Theo Bloomberg, lạm phát là một nhân tố quan trọng đối với triển vọng chính sách tiền tệ toàn cầu và thị trường trái phiếu trị giá 100.000 tỷ USD của thế giới. Như bất kỳ một câu hỏi nào, sẽ có nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra để trả lời.

Đối với ông Michael Shaoul, giám đốc điều hành của công ty Quản lý Tài sản Marketfield ở New York, câu trả lời nằm ở chỉ số giá sản xuất PPI – sử dụng để đo mức độ giảm phát .

“Điều này cho thấy đây rõ ràng là thời kỳ giảm phát của nền kinh tế toàn cầu, với chi phí đầu vào tăng cao nhất kể từ khi mô hình chữ V có chiều hướng đi xuống vào năm 2011”, ông Shaoul cho biết. Ông đã xây dựng biểu đồ về chỉ số giá sản xuất của Trung Quốc, Đức, Mỹ và Hàn Quốc, chiếm hơn 50% tổng giao dịch hàng hóa, để làm rõ xu hướng.

trumpflation hay xiflation tai sao lam phat van thap
Biểu đồ chỉ giá sản xuất của Trung Quốc, Đức, Mỹ và Hàn Quốc. (Nguồn: Bloomberg)

Trong khi biểu đồ cho thấy một cách phân tích rất thú vị, các nhà chỉ trích lạm phát tăng đã được ủng hộ bởi chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của ngành sản xuất. Theo phân tích của chính phủ về PMI, các thành phần phụ cho giá đầu ra và đầu vào của sản xuất giảm mạnh dù các chỉ số khác cho kết quả ổn định.

Báo cáo độc lập của Caixin Media và Markit Economic chỉ ra, PMI giảm lần đầu tiên kể từ tháng 6/2016. Điều này khiến số liệu về giá sản xuất Trung Quốc được công bố vào thứ Sáu (9/5) trở thành một nhân tố điều tiết câu chuyện lạm phát tăng sẽ đi về đâu.

“Trong khi Trung Quốc là yếu tố quan trọng đối với xu hướng lạm phát toàn cầu, chỉ có một số ít ý kiến cho rằng Trung Quốc sẽ là nhân tố lớn giúp lạm phát tăng trong 12 tháng tới. Chúng tôi nghĩ ngành xây dựng bất động sản của Trung Quốc sẽ đi xuống trong nửa cuối năm 2017. Cùng với việc dư thừa nguồn lực của ngành công nghiệp nặng ở quốc gia đông dân nhất thế giới, sẽ không có nhiều yếu tố ủng hộ cho giá hàng hóa cả trong và ngoài nước”, ông Louis Kuijs, người đứng đầu ban kinh tế châu Á của Oxford Economics ở Hồng Kông, cho biết.

Chuyên gia kinh tế trưởng về châu Á của Bloomberg Intelligence, ông Tom Orlik còn dứt khoát nói rằng: “Câu chuyện tăng lạm phát nhờ nhà máy sản xuất của Trung Quốc đã kết thúc”.

Trumpflation, Xiflation

Điều này đẩy quả bóng lạm phát trở lại cho chính quyền ông Trump. Tổng thống Mỹ Trump đã hứa sẽ chi ra hàng trăm tỷ USD cho việc xây dựng đường xá và cầu, hỗ trợ khu vực công và tư nhân, cùng với cam kết về cải cách thuế.

“Điều gì xảy ra tiếp theo ở Mỹ sẽ trở nên rất quan trọng”, các nhà kinh tế học của Societe Generale cho biết. Đáp án của họ là: “Trumpflation” - một thuật ngữ được dùng để nói về lạm phát dưới tác động của Tổng thống Trump sẽ “không đủ để bù đặp cho sự suy yếu của “Xiflation” (lạm phát dưới tác động của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình).

Thị trường có vẻ như cũng cho ý kiến tương tự, với việc đặt cược vào khả năng lạm phát tăng vào cuối năm ngoái và đầu năm nay giảm xuống.

trumpflation hay xiflation tai sao lam phat van thap

Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ cho thấy một vài dấu hiệu từ sự gia tăng chỉ số PPI. Chỉ số PPI được Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đặc biệt quan tâm, đã tăng 1,7% trong tháng 4 so với cùng kỳ năm 2016, giảm so với 1,9% của tháng 3 và 2,1% của tháng 2.

Lạm phát cơ bản, loại bỏ sự biến động về giá năng lượng và thực phẩm, cũng chậm lại với tốc độ yếu nhất kể từ năm 2015. Cùng với đó, áp lực của xu hướng đi lên tiếp tục ảnh hưởng tới chỉ số giá sản xuất của Mỹ, đã tăng hơn dự đoán là sẽ ở mức 2,5% trong tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái.

Ở khu vực đồng tiền chung châu Âu, trong khi chỉ số giá sản xuất tăng 4,3% trong tháng 5 so với cùng kỳ năm ngoái, số liệu này vẫn chưa ảnh hưởng tới lạm phát tiêu dùng. Lạm phát của khu vực châu Âu giảm còn 1,4% trong tháng 5, chỉ số yếu nhất của năm, giảm từ mức 1,9% của tháng trước đó.

Các phân tích này sẽ ủng hộ tranh luận của Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Mario Draghi về việc còn quá sớm để kết thúc chính sách kích thích tiền tệ.

trumpflation hay xiflation tai sao lam phat van thap

Những người ủng hộ lạm phát tăng cho rằng thương mại đang cải thiện với nền kinh tế toàn cầu và chỉ số PPI sẽ tiếp tục tăng. Theo đó, với tính thanh khoản sụt giảm sau nhiều năm nhận sự hỗ trợ từ ngân hàng trung ương, chỉ còn là vấn đề thời gian cho đến khi tiền lương và giá tiêu dùng tăng theo. Vấn đề là, báo cáo mới nhất từ các quốc gia trên thế giới không đi theo kịch bản đó.

“Ở nhiều quốc gia, 'cú sốc' CPI tăng đã chuyển thành 'cú sốc' giảm, và các quan chức ngân hàng đã không còn muốn tạo áp lực lên lạm phát nữa. Với ngành xây dựng của Trung Quốc tiếp tục giảm trong những tháng tới, rủi ro về lạm phát toàn cầu tăng sẽ biến mất”, ông Frederic Neumann, đồng giám đốc của phòng nghiên cứu kinh tế châu Á ở HSBC, Hồng Kông cho biết.

Lyly Cao