|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Triển vọng kinh tế ảm đạm buộc Nhật Bản, Hàn Quốc tìm cách giải quyết bất đồng thương mại

10:48 | 06/12/2019
Chia sẻ
Sau khi Seoul tuyên bố rằng Nhật Bản và Nam Hàn sẽ tổ chức cuộc đàm thoại cấp cao vào tháng 12, một số nhà phân tích đã nhận định diễn biến này cho thấy mối quan hệ có thể nồng ấm hơn.

Waquas Adenwala, chuyên gia phân tích châu Á tại The Economist Intelligence Unit tin căng thẳng "đã giảm so với tình hình vào mùa hè trước". 

"Dấu hiệu tích cực nhẹ" trong tình hình hiện nay là tổng thống Hàn Quốc, ông Moon Jae-in, và Thủ tướng Shinzo Abe đang "cố gắng" gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh Trung- Nhât- Hàn ở thành phố Thành Đô, Trung Quốc", ông nói với CNBC.

Quan điểm thực dụng về kinh tế sẽ thắng thế

Bộ Thương mại Hàn Quốc phát biểu ngày 29/11 rằng Seoul đồng ý tổ chức đàm thoại cấp cao cùng với Nhật Bản vào tuần thứ ba của tháng 12 nhằm thảo luận vầ kiểm soát xuất khẩu, theo Reuters. 

2 nền kinh tế hàng đầu châu Á gần đây đã sa lầy trong tranh chấp thương mại từ tháng 7 khi Nhật Bản hạn chế xuất khẩu 3 hóa chất sang Hàn Quốc. Chúng là những chất cực kì quan trọng trong sản xuất linh kiện bán dẫn và màn hình.

Mối quan hệ của Nhật Bản và Hàn Quốc cần điều chỉnh trên nhiều phương diện. Cả 2 bên đang nỗ lực để bình thường hóa mối quan hệ.

"Bất chấp nhiều quan điểm khác nhau về các sự kiện lịch sử, chủ nghĩa thực dụng về chính sách kinh tế và thương mại sẽ thắng thế", Jesper Koll, cố vấn cao cấp của Wisdom Tree Investments, nhận xét.

Han Quoc

Người dân Hàn Quốc thực hiện hàng loạt cuộc biểu tình chống Nhật Bản trong vài tháng qua. Ảnh: SCMP

"Các nhà lãnh đạo của 2 quốc gia đã nhận ra rằng họ "có trách nhiệm chứng minh với các quốc gia châu Á khác rằng nền thương mại tự do dựa trên luật lệ là nền tảng tốt nhất cho sự thịnh vượng chung, không chỉ ở Hàn Quốc và Nhật Bản, mà tất cả các quốc gia châu Á và thế giới", Koll tuyên bố trong một email dành cho CNBC.

Rạn nứt về quan hệ quân sự

Từ khi mâu thuẫn giữa hai nước vào mùa hè, căng thẳng leo thang với viêc 2 quốc gia đưa nhau ra khỏi danh sách ưu đãi thương mại và Hàn Quốc đe dọa hủy hiệp ước chia sẻ tình báo quân sự với Nhật Bản.

Scott Seaman, giám đốc tư vấn chính sách Tập đoàn Eurasia, nhận định, mặc dù không thể loại trừ một thỏa thuận ngắn hạn  để thúc đẩy hai bên khôi phục quan hệ thương mại song phương về trạng thái trước tranh chấp của họ, bất đồng sẽ tiếp tục tới năm 2020.

Cuối cùng Hàn Quốc đã kí lại hiệp ước quân sự, mang tên GSOMIA, ngay trước khi nó hết hạn.

Adenwala nói rằng quyết định có thể đã chịu ảnh hưởng của Mỹ, bởi hủy bỏ thỏa thuận "sẽ làm tổn hại đến lợi ích của Mỹ trong khu vực". Nhưng ông chỉ ra rằng ngay cả sau khi ký lại hiệp ước, hai quốc gia không thể đồng thuận về cách giải quyết tranh chấp thương mại.

"Những tình huống này phản ánh rằng bất kì một giải pháp ngắn hạn nào họ thực hiện đều không vững chắc vì họ vẫn còn những ngờ vực lẫn nhau", Adenwala giải thích.

Seaman nói rằng hiệp ước tình báo quân sự giữa 2 quốc gia "sẽ có thể gắn kết hai nước trong tương lai gần", nhưng không chắc chắn rằng Moon sẽ sử dụng nó để đe dọa một lần nữa hay không "nếu nỗ lực nhằm giải quyết các tranh chấp thương mại không đạt hiệu quả".

Cả 2 nền kinh tế đều chịu tổn hại

Hôm thứ Hai, Reuters đã báo cáo rằng các hoạt động của nhà máy của  cả Hàn Quốc và Nhật Bản đã tiếp tục giảm vào tháng 11.

Seaman nói: "Triển vọng của cả hai nền kinh tế không đặc biệt sáng sủa, và một cuộc chiến thương mại thậm chí còn khốc liệt và gay gắt hơn chắc chắn sẽ không mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia".

Đối với Nhật Bản, Koll nói rằng sự tàn phá của cơn bão, thuế tiêu thụ tăng và nhu cầu toàn cầu giảm (đặc biệt đối với ô tô) là lí do khiến nền kinh tế Nhật Bản chững lại.

Nói về dữ liệu kinh tế của Nhật Bản, ông Adenwala cho rằng: "Các số liệu cho tháng 10 là siêu yếu nhưng nó là sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là tăng thuế tiêu thụ".

Thuế tiêu thụ đã tăng từ 8% lên 10% vào ngày 1/10 đối với hầu hết các hàng hóa và đó là một chủ đề gây tranh cãi ở Nhật Bản, dẫn đến sự sụt giảm trong tiêu thụ cá nhân, theo ông Adenwala. 

Do đó, một cách tự nhiên, với nhu cầu của người tiêu dùng giảm, hoạt động công nghiệp trong nước cũng chịu ảnh hưởng khi các nhà sản xuất tăng quy mô sản xuất trở lại, ông nói.

Trên hết, cuộc chiến tranh và tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc với Hàn Quốc đã góp phần làm giảm mức sản xuất công nghiệp nói chung, nhà phân tích của EIU khẳng định.

Tuy nhiên, tăng mức tiêu thụ chắc chắn là ưu tiên hàng đầu của chính quyền Abe, theo Koll. Ông nói thêm rằng vấn đề Triều Tiên khó có thể có tác động tích cực hoặc tiêu cực đáng kể. Điều này rất quan trọng đối với niềm tự hào dân tộc và uy tín của chính quyền Abe.

Trong khi đó, Goohoon Kwon, chuyên gia kinh tế cao cấp châu Á tại Goldman Sachs nói với CNBC ngày 29/11 rằng tất cả các chỉ số cho thấy rằng mọi thứ (ở Hàn Quốc) đang chạm đáy. 

"Vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng năm tới tình hình trở nên tốt hơn", Kwon lập luận. "Một khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung xuống thang, các nền kinh tế xuất khẩu như Hàn Quốc sẽ dần trở lại bình thường nhưng sự tăng trưởng sẽ ở mức thấp cho đến ít nhất quý 2".

Duy Văn