|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

TP HCM sẽ ngập lụt nghiêm trọng vào năm 2050, thiệt hại hàng nghìn tỉ USD

15:01 | 18/05/2020
Chia sẻ
Bloomberg dẫn nghiên cứu của Viện toàn cầu McKinsey, cho rằng TP HCM đang phải đối mặt với nguy cơ thảm họa ngập lụt ngày càng tăng, do sự mở rộng cơ sở hạ tầng nhanh chóng để phục vụ tăng trưởng kinh tế.

Theo báo cáo của McKinsey, nguy cơ dẫn đến ngập lụt tại TP HCM có thể tăng gấp 5 đến 10 lần vào năm 2050, dẫn đến thiệt hại về kinh tế và cơ sở hạ tầng có thể gây thiệt hại hàng tỉ USD. Phân tích dựa trên các mô phỏng thủy văn, bản đồ sử dụng đất, cơ sở dữ liệu cơ sở hạ tầng, McKinsey đã đưa ra dự báo về những thiệt hại trên.

Con số hàng tỉ USD là rất lớn vì TP HCM đang đóng góp khoảng 1/4 tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam, chiếm 25% ngân sách cả nước, 33% dịch vụ cả nước,…

Trong khi đô thị này vẫn đang đối phó với các rủi ro ngập lụt có thể ảnh hưởng đến 23% diện tích thành phố, thì quá trình đô thị hóa vẫn tiếp tiếp diễn. Điều này làm tăng tiềm năng sụt lún đất và tăng mực nước biển dâng.

TP HCM sẽ ngập lụt nghiêm trọng vào năm 2050, thiệt hại hàng nghìn tỉ USD - Ảnh 1.

Tình trạng ngập lụt tại TP HCM sẽ tăng 5-10 lần vào năm 2050. (Ảnh: Ngự Kỳ).

"Những điều này có thể gây ra khoảng 8,4 tỉ USD thiệt hại bất động sản từ ngập lụt vào năm 2050, tác động gấp 6 lần so với ước tính hiện tại", McKinsey nêu rõ.

Nhưng báo cáo cũng cho rằng thành phố vẫn có thời gian thích nghi để tránh những rủi ro như vậy bằng cách có kế hoạch tốt hơn về quy hoạch, bao gồm di dời nhà cửa và tài sản cơ sở hạ tầng khỏi các khu vực dễ bị ngập lụt. Theo McKinsey, đầu tư và gây quỹ cũng rất cần thiết để giảm gánh nặng cho đường sá và các tiện ích quan trọng khác.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). cho biết đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực công và tư nhân của Việt Nam trung bình đạt 5,7% tổng sản phẩm quốc nội trong những năm gần đây, cao nhất ở Đông Nam Á. Con số này chỉ thấp hơn nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc với 6,8% GDP.

TP HCM sẽ ngập lụt nghiêm trọng vào năm 2050, thiệt hại hàng nghìn tỉ USD - Ảnh 2.

Việt Nam đang có tỉ lệ chi tiêu dành cho cơ sở hạ tầng trên GDP lớn hàng đầu ASEAN. (Đồ hoạ: Bloomberg. Việt hoá: Tất Đạt).

Các nước Đông Nam Á khác chi tiêu rất ít cho cơ sở hạ tầng. Indonesia và Philippines bỏ ra dưới 3% GDP, trong khi Malaysia và Thái Lan chi tiêu thậm chí ít hơn, dưới 2%.

ADB ước tính rằng các nền kinh tế mới nổi trong khu vực sẽ cần đầu tư tới 26.000 tỉ USD đến năm 2030 để xây dựng mạng lưới giao thông, tăng cường cung cấp điện và nâng cấp các công trình nước và vệ sinh.

Bloomberg nhận xét: "Việt Nam, một trong số các quốc gia phát triển nhanh nhất trên thế giới, đang tăng cường cơ sở hạ tầng để thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn khi đặt vị trí là 'nền kinh tế mảnh hổ' tiếp theo của châu Á".

Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng kỉ lục từ 15,8 tỉ USD trong năm 2016 lên hơn 38 tỉ USD vào năm 2019. Việt Nam được dự báo sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 20 thế giới vào năm 2050, với tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm là 5,1%, theo ước tính của PricewaterhouseCoopers.

Tất Đạt

[Cập nhật] KQKD ngân hàng 2024: Xuất hiện nhà băng có lợi nhuận tăng bằng lần
Nhiều ngân hàng thông báo vượt chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã được đại hội đồng cổ đông giao. Trong đó, một số nhà băng ước tính tăng trưởng lợi nhuận, dư nợ tín dụng cả năm 2024 sẽ ở mức hai con số.