|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Có một vùng núi miền Tây vẫn... ngập nước trong mùa hạn mặn

05:00 | 17/05/2020
Chia sẻ
Có địa hình cao hơn hẳn phần còn lại của ĐBSCL nhưng nhờ những biện pháp thủy lợi phù hợp, khu vực Bảy Núi, tỉnh An Giang vẫn đầy ắp nước trong mua khô hạn.

Có địa hình cao hơn hẳn phần còn lại của ĐBSCL nhưng nhờ những biện pháp thủy lợi phù hợp, khu vực Bảy Núi, tỉnh An Giang vẫn đầy ắp nước trong mua khô hạn.

Có một vùng núi miền Tây vẫn... ngập nước trong mùa hạn mặn - Ảnh 1.

Theo dự báo, Nam Bộ đang vào mùa nắng nóng, cao điểm từ tháng 3 đến tháng 5. Đặc biệt vùng Bảy Núi, An Giang có đông đồng bào Khmer sinh sống, gồm 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên sản xuất nông nghiệp thường gặp khó khăn khâu nước tưới phục vụ cho cây trồng ở mùa này.

Có một vùng núi miền Tây vẫn... ngập nước trong mùa hạn mặn - Ảnh 2.

Tuy nhiên, vài năm trở lại đây được sự quan tâm của tỉnh, đầu tư thủy lợi cho vùng cao nên vào mùa hạn người dân Bảy Núi yên tâm có nước đủ phục vụ sản xuất.

Có một vùng núi miền Tây vẫn... ngập nước trong mùa hạn mặn - Ảnh 3.

Theo ông Lương Huy Khanh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi An Giang, từ năm 2018 - 2020, tỉnh xây dựng thêm 5 hồ thủy lợi và 3 trạm bơm tại hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, với tổng kinh phí hơn 360 tỷ đồng. Các công trình này bảo đảm mức tưới là 75%, mức bảo đảm tiêu là 90%.

Có một vùng núi miền Tây vẫn... ngập nước trong mùa hạn mặn - Ảnh 4.

Việc giữ được nguồn nước sẽ cung cấp nước sinh hoạt, phục vụ phòng, chống cháy rừng hơn 1.200 ha, sản xuất nông nghiệp trong mùa khô và điều tiết lũ trong mùa mưa thuận lợi hơn. Các công trình đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt, sản xuất cho 80.000 hộ dân vùng Bảy Núi.

Có một vùng núi miền Tây vẫn... ngập nước trong mùa hạn mặn - Ảnh 5.

Về lâu dài, An Giang cũng tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương và huy động nguồn lực của địa phương tiếp tục để triển khai thực hiện đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi vùng cao ở 2 huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên.

Có một vùng núi miền Tây vẫn... ngập nước trong mùa hạn mặn - Ảnh 6.

Cụ thể, đầu tư 8 trạm bơm điện vùng cao (cấp I, cấp II và cấp III), phục vụ diện tích 3.964 ha. Bên cạnh đó còn đầu tư 3 hệ thống thủy lợi sau các hồ chứa nước phục vụ tưới với diện tích 380ha cho diện tích đất vùng cao, từ sản xuất 1 vụ lúa nhờ mưa sang chủ động nguồn nước, gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Có một vùng núi miền Tây vẫn... ngập nước trong mùa hạn mặn - Ảnh 7.

Với đặc thù vừa có đồi núi, vừa có đồng bằng, huyện Tri Tôn quy hoạch sản xuất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, nước tưới, điều kiện canh tác. Trong đó, chú trọng công nghệ sản xuất mới giúp tăng năng suất, chất lượng, đẩy mạnh liên kết tiêu thụ sản phẩm để ổn định đầu ra và sản xuất phù hợp với tín hiệu thị trường.

Có một vùng núi miền Tây vẫn... ngập nước trong mùa hạn mặn - Ảnh 8.

Ông Chau Sol, nông dân ở xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn cho biết, trước đây gia đình làm lúa 1 năm chỉ sản xuất được 1 vụ, phụ thuộc vào nước mưa, kiếm được 350kg/công/năm là mừng lắm rồi. Hơn 2 năm nay từ khi chủ động được nước tưới từ trạm bơm nước Ô Lâm, gia đình làm được 2 vụ lúa và 1 vụ màu mỗi năm, năng suất lúa luôn đạt từ 600 - 700kg/công/vụ.

Có một vùng núi miền Tây vẫn... ngập nước trong mùa hạn mặn - Ảnh 9.

Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tri Tôn Trần Văn Cường cho biết, toàn huyện có 4 hồ chứa nước đã đưa vào hoạt động, trong đó có 3 hồ chứa nước lớn do Trung ương đầu tư xây dựng trong chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu là Hồ Soài So và hồ Soài Check (xã Núi Tô), hồ Ô Thum (xã Ô Lâm) và hồ Ô Tà Sóc (xã Lương Phi).

Có một vùng núi miền Tây vẫn... ngập nước trong mùa hạn mặn - Ảnh 10.

Các hồ thủy lợi này có khả năng phục vụ tưới tiêu cho khoảng 1.000 ha đất nông nghiệp. Ðến nay, các hồ chứa nước trên vùng cao giúp nông dân chuyển từ sản xuất một vụ năng suất thấp sang sản xuất 2 đến 3 vụ/năm, cho năng suất cao hơn.

Tùng Đinh - Quang Dũng - Hoàng Vũ

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.