|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

TP HCM: Hạ tầng giao thông phát triển chậm so với qui hoạch

20:30 | 10/06/2020
Chia sẻ
Mặc dù mỗi năm ngành giao thông bố trí khoảng 10.000 tỉ đồng nhưng hệ thống hạ tầng giao thông tại TP HCMvẫn phát triển chậm so với qui hoạch.
TP HCM: Hạ tầng giao thông phát triển chậm so với qui hoạch - Ảnh 1.

Một đoạn của Dự án đường Vành đai 2, đoạn qua phường Tam Phú, quận Thủ Đức. Ảnh: Tiến Lực - TTXVN

Mỗi năm, Thành phố Hồ Chí Minh bố trí khoảng 10.000 tỷ đồng cho ngành giao thông, tuy nhiên mức đầu tư này chưa đáp ứng nhu cầu, hệ thống hạ tầng giao thông tại thành phố phát triển chậm so với quy hoạch.

Đây là thông tin được nêu ra tại buổi làm việc của Đoàn giám sát HĐND Tp. Hồ Chí Minh với các sở, ngành về tiến độ và hiệu quả triển khai các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn, diễn ra ngày 10/6.

Theo ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh, từ năm 2015 đến nay, tình hình giao thông tại thành phố có nhiều cải thiện, các công trình giao thông sau khi đưa vào khai thác đã phát huy hiệu quả.

Hiện nay, trong tổng số 172 dự án thuộc Chương trình giảm ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông, đã có 78 dự án khởi công và 39 dự án hoàn thành.

Tuy nhiên, hầu hết các dự án giao thông tại Tp. Hồ Chí Minh đều chậm hơn so với quy hoạch rất nhiều. Đơn cử như dự án Vành đai 2, dù theo Nghị quyết của HĐND thành phố phải khép kín năm 2020, nhưng đến nay vẫn dang dở.

Theo Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, nguồn vốn ngân sách giai đoạn 2016 - 2020, kế hoạch vốn bố trí theo tiến độ và khả năng thực hiện cho các dự án thuộc Chương trình giảm ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông là 12.626 tỷ đồng, đáp ứng khoảng 27% so với nhu cầu dự kiến.

Về nguồn vốn ngoài ngân sách, mặc dù được kỳ vọng rất lớn nhưng thực tế phần vốn đầu tư cho các dự án theo hình thức đối tác công tư PPP trong giai đoạn 2016 - 2020, chỉ đạt được con số khiêm tốn khoảng 16.966 tỷ đồng (đạt khoảng 13% so với nhu cầu).

Trên cơ sở đó, Sở Giao thông Vận tải kiến nghị HĐND Thành phố ưu tiên bố trí kế hoạch vốn cho các dự án thuộc Đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phố đến năm 2030 trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025.

Cùng với đó, UBND Thành phố chỉ đạo các sở ngành và đơn vị liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát và ban hành các quy định có liên quan theo hướng dẫn tại Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Tp. Hồ Chí Minh; trong đó ưu tiên, tập trung nghiên cứu các cơ chế thu hút vốn, cơ chế quản lý đầu tư để phát triển hoàn thiện hạ tầng giao thông đường bộ.

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch HĐND Tp. Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Lệ đánh giá, dù số tiền dành cho giao thông lớn, số công trình hoàn thành đưa vào sử dụng không ít, nhưng vẫn còn nhiều dự án tồn tại kéo dài, chậm tiến độ, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân.

Nếu chúng ta đánh giá đầy đủ hiệu quả của dự án thì chưa đạt. Điều này có nhiều nguyên nhân như việc chuẩn bị đầu tư chưa chu đáo, chưa chặt chẽ về mặt pháp lý; sự phối hợp của sở, ngành liên quan và địa phương chưa nhịp nhàng, đồng bộ, nhất là trong bồi thường giải phóng mặt bằng.

Do đó, bà Nguyễn Thị Lệ đề nghị Sở Giao thông Vận tải đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm tháo gỡ vướng mắc, nhất là các nguyên nhân dẫn đến việc chậm giải ngân công trình trọng điểm và đẩy nhanh tiến độ các công trình trong thời gian tới.

Sở có giải pháp tham mưu UBND Thành phố trong việc thực hiện các dự án PPP, BT, BOT… tránh tình trạng đầu tư thiếu trọng điểm, triển khai nhiều dự án một cách dàn trải; phải xác định tiêu chí để ưu tiên, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án đưa vào sử dụng.

Bà Nguyễn Thị Lệ đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường quan tâm nghiên cứu cơ chế chính sách về đơn giá bồi thường, hỗ trợ tái định cư phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội tại thành phố.

Sở Kế hoạch và Đầu tư lập kế hoạch, đảm bảo nguồn vốn ngân sách thực hiện các dự án của Chương trình giảm ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông trên địa bàn, tránh tình trạng công trình chậm triển khai do bố trí vốn kế hoạch không đủ theo kế hoạch thực hiện.

Tiến Lực

[Cập nhật] KQKD ngân hàng 2024: Xuất hiện nhà băng có lợi nhuận tăng bằng lần
Nhiều ngân hàng thông báo vượt chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã được đại hội đồng cổ đông giao. Trong đó, một số nhà băng ước tính tăng trưởng lợi nhuận, dư nợ tín dụng cả năm 2024 sẽ ở mức hai con số.