|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Tổng Giám đốc Công ty Du lịch Giang Điền và nhiều người bị bắt

06:40 | 24/12/2024
Chia sẻ
Lê Văn Tuấn, 40 tuổi, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Du lịch Giang Điền, và hàng loạt cựu lãnh đạo doanh nghiệp, bị bắt với cáo buộc lừa 1.267 người mua đất nền.

Ngày 23/12, Tuấn cùng các ông Lê Kỳ Phùng (66 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Du lịch Giang Điền); Nguyễn Huỳnh và Vũ Kim Điền (cùng là cựu Tổng Giám đốc); Nguyễn Đức Minh (48 tuổi, nguyên Phó Tổng Giám đốc) bị Công an tỉnh Đồng Nai bắt tạm giam để điều tra hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Động thái này được đưa ra sau 6 tháng công an tỉnh khởi tố vụ án, điều tra sai phạm liên quan đến Dự án Khu dân cư mật độ thấp và du lịch sinh thái thác Giang Điền thuộc Công ty cổ phần du lịch Giang Điền, huyện Trảng Bom. Nhà chức trách chưa công bố hành vi sai phạm của các bị can, song tình nghi họ đã thu lợi bất chính hơn 1.000 tỷ đồng.

Dự án khu dân cư mật độ thấp và du lịch sinh thái Giang Điền. (Ảnh: Phước Tuấn).

Dự án Khu dân cư mật độ thấp và du lịch sinh thái Giang Điền tại huyện Trảng Bom rộng 110 ha. Trong đó, khu A rộng 37 ha là du lịch sinh thái, khu B và C là dự án dân cư rộng 81 ha nằm bên cạnh sông Buông, đối diện khu du lịch.

Quá trình điều tra, cơ quan chức năng xác định Công ty cổ phần Du lịch Giang Điền chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, giao đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cấp phép xây dựng và chưa đủ điều kiện bán đất nền tại khu B và khu C của dự án.

Tuy nhiên, công ty vẫn trực tiếp và thông qua các công ty môi giới bất động sản để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, ký kết hợp đồng bán đất nền tại dự án trên.

Bên cạnh đó, công ty này còn tổ chức các sự kiện với quy mô lớn, đưa ra thông tin gian dối, không đúng sự thật về pháp lý dự án để khuyến khích khách hàng mua đất nền, xây nhà mẫu...

Bước đầu, cơ quan công an xác định, từ năm 2010 đến 2018, Công ty cổ phần Du lịch Giang Điền đã ký kết khoảng 1.267 hợp đồng mua bán đất nền tại dự án với các khách hàng, nhà đầu tư để thu về hơn 1.000 tỷ đồng.

Phước Tuấn

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.