|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Tín dụng tiêu dùng của Việt Nam bắt đầu tiệm cận ngưỡng cảnh báo của IMF

13:07 | 15/03/2019
Chia sẻ
Theo Phó Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ, tính đến cuối năm 2018, tỉ trọng tín dụng tiêu dùng so với GDP của Việt Nam đạt hơn hơn 25% và bắt đầu tiệm cận ngưỡng cảnh báo của IMF. Để đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ thống các TCTD đòi hỏi phải duy trì sự phát triển ổn định của tín dụng tiêu dùng.

Ảnh minh họa

Chia sẻ tại hội thảo 'Phát triển Tín dụng tiêu dùng – Giải pháp đẩy lùi tín dụng đen', ông Nguyễn Tú Anh, Phó Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước cho biết tỉ trọng tín dụng tiêu dùng (TDTD) so với GDP của Việt Nam vào cuối năm 2018 đạt hơn 25% và bắt đầu tiệm cận ngưỡng cảnh báo của IMF.

Ông Nguyễn Tú Anh, Phó Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước (Nguồn: Internet)


Tín dụng tiêu dùng chỉ mới tăng tốc từ tháng 10/2012 đến nay. Trước đó, do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế trong nước và tái cơ cấu các TCTD, tốc độ tăng trưởng TDTD luôn ở ở mức âm trong giai đoạn 2011 đến cuối năm 2012.

Cụ thể, giai đoạn từ đầu năm 2013 đến 7/2014 tín dụng tiêu dùng luôn tăng trưởng đều đặn với tốc độ trên 20% và có những lúc cao hơn 30%. Đặc biệt giai đoạn từ tháng 8/2014 đến 2018, TDTD đã thực sự bùng nổ, tốc độ tăng có thời kì hơn 80% và làm cho tỉ trọng dư nợ TDTD trên tổng dự nợ toàn hệ thống tăng từ 6,3% vào tháng 8/2014 lên mức 19,7% vào tháng 12/2018.

Theo Phó Vụ trưởng, tốc độ tăng của TDTD cao hơn rất nhiều so với tín dụng toàn hệ thống. Điều này cho thấy TDTD chính là động cơ chính kéo tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế trong giai đoạn này. Và kể từ đầu năm 2018 đến nay, khi TDTD được siết chặt đã làm cho tốc độ tăng tín dụng chung của toàn hệ thống sụt giảm mạnh và lần đầu tiên tốc độ tăng tín dụng thức thế thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng mà NHNN đã đặt ra cho các tổ chức tín dụng (gần 14% so với chỉ tiêu 17%).

Ông nhận định khi tỉ lệ TDTD so với GDP quá cao thì rủi ro mất khả năng thanh toán của người vay nợ tăng lên. Đặc biệt khi tốc độ tăng trưởng của TDTD cao hơn tốc độ tăng của GDP danh nghĩa.

Bên cạnh đó, rủi ro bong bóng đang tăng lên khi nhu cầu TDTD cho việc mua, xây nhà để ở gia tăng cùng với xu hướng tăng của giá nhà đất có thể khuyến khích người dân tham gia đầu cơ trên thị trường Bất động sản.

Ngoài ra, cạnh tranh trong lĩnh vực TDTD cũng ngày càng tăng cao, tạo ra nguy cơ rủi ro đạo đức, rủi ro hoạt động của các TCTD. Đồng thời, hành làng pháp lí hiện tại đôi khi không theo kịp thực tiễn trong bối cảnh các hình thức cung cấp TDTD mới xuất hiện ngày càng nhiều và ngày càng đa dạng cũng sẽ tạo ra những rủi ro nhất định.

Để ngăn ngừa các rủi ro trên, ông Nguyễn Tú Anh cho rằng cần phải có một hệ thống cảnh báo, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ hơn đối với sự phát triển của TDTD. Đồng thời, các TCTD cần phải nhanh chóng áp dụng các chuẩn mực Basel II để kiếm soát không chỉ rủi ro tín dụng mà còn phải kiểm soát rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường.

Agribank tung 5.000 tỉ cho vay tiêu dùng nhanh Agribank tung 5.000 tỉ cho vay tiêu dùng nhanh 'đối kháng' với tín dụng đen Tín dụng: hiệu quả mới thực là chỉ tiêu đẹp!Tín dụng: hiệu quả mới thực là chỉ tiêu đẹp! Giảm lãi suất, tạo điều kiện tiếp cận vốn tín dụng để thúc đẩy tiêu thụ lúa gạoGiảm lãi suất, tạo điều kiện tiếp cận vốn tín dụng để thúc đẩy tiêu thụ lúa gạo

Quốc Thụy

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.