Đã có 677 nhà đầu tư đăng ký mua với tổng khối lượng đăng ký mua hơn 73,3 triệu cổ phần OCB, vượt quá lượng 6,7 triệu cổ phần OCB mà Vietcombank chào bán.
Vietcombank đấu giá 6,67 triệu cổ phần OCB (tương đương 1,36% vốn điều lệ OCB) với mức giá khởi điểm 13.000 đồng/cp, bằng một nửa thị giá trên sàn OTC hiện nay.
Trong năm 2018, Ngân hàng OCB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 2018 tăng gấp đôi đạt 2.000 tỷ đồng và vốn điều lên tăng lên 7.500 tỷ đồng. Đồng thời Ngân hàng sẽ niêm yết lên sàn HOSE và thành lập công ty tài chính.
HĐQT OCB trình lên ĐHĐCĐ thường niên 2018 với loạt tờ trình về việc tăng vốn lên 7.500 tỷ đồng, lên sàn cùng với việc thành lập hoặc mua lại công ty tài chính.
Năm 2017, lợi nhuận trước thuế và sau thuế của OCB đạt gần 1.022 tỷ đồng và 817 tỷ đồng, gấp đôi năm 2016. Trong đó, tín dụng là hoạt động cốt lõi mang lại nguồn lợi nhuận cho ngân hàng.
Bán thành công 74,7 triệu cổ phiếu OCB, Ngân hàng BNP Paribas chính thức rút tên khỏi danh sách cổ đông của OCB, số tiền dự kiến thu về trên 970 tỷ đồng.
Với việc bán đấu giá thành công hơn 13,1 triệu cổ phiếu OCB, Vietcombank đã giảm mức sở hữu xuống còn 5,6 triệu cổ phiếu, tương đương 1,15% vốn cổ phần của OCB.
Do tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại OCB hiện đã đạt mức tối đa (23,66% vốn điều lệ) nên phiên đấu giá ngày 29/12 chào bán 18,9 triệu cổ phần OCB mà Vietcombank nắm giữ sẽ không còn “suất” cho nhà đầu tư ngoại.
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.