Chi phí nhà ở đã bất ngờ bật tăng vào tháng 9 và làm đảo lộn tính toán của Fed. Tuy diễn biến này khó có thể buộc Fed tăng lãi suất tại cuộc họp đầu tháng 11, đây lại là một lý do khiến Fed phải duy trì lập trường "diều hâu" trong thời gian dài hơn.
Vào những năm 1970, Fed dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Arthur Burns đã nới lỏng tiền tệ quá sớm dù lạm phát chưa hạ nhiệt đáng kể và kết quả là nền kinh tế Mỹ phải trải qua cú sốc "lạm phát đình trệ" đáng sợ.
Tuy bất đồng về một số vấn đề, các quan chức Fed nhìn chung đồng tình rằng lãi suất sẽ được duy trì ở mức cao trong một thời gian, theo nội dung của biên bản cuộc họp tháng 9.
Nhiều chuyên gia cho rằng một số yếu tố xung đột gần đây khiến giá dầu và các nguyên liệu đầu vào leo thang gây lạm phát toàn cầu. Từ đó, Fed sẽ phải tiếp tục thắt chặt tiền tệ lâu hơn trước khi chuyển sang trạng thái nới lỏng và gây áp lực đến tỷ giá của Việt Nam
Phó chủ tịch và một số chủ tịch chi nhánh của Fed lưu ý rằng các điều kiện tài chính đã thắt chặt đáng kể sau khi lợi suất trái phiếu kho bạc đi lên, làm giảm sự cần thiết của các đợt tăng lãi suất bổ sung.
Thống đốc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), bà Michelle Bowman, vừa khẳng định lại quan điểm rằng lạm phát tiếp tục ở mức quá cao mặc dù đã đạt được tiến bộ “đáng kể” trong việc hạ nhiệt và Fed có thể thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa.
Dù Fed đã phát tín hiệu sẽ tăng lãi suất thêm một lần nữa vào cuối năm nay, các quan chức cấp cao tại ngân hàng trung ương Mỹ vẫn đang bất đồng ý kiến xoay quanh vấn đề này.